Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P1. Các yếu tố tác động

Phần 1. Các yếu tố tác động dẫn đến ảnh hưởng có hại của kính áp tròng

Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng có thể là cấp tính hoặc mãn tính về bản chất và có thể trải dài từ mức độ khó chịu đơn thuần đến tình trạng tổn thương mắt vĩnh viễn. Một số vấn đề có thể tự phục hồi khi ngừng đeo kính, tuy nhiên, có những vấn đề sẽ kéo dài và trở thành mạn tính. Nói chung, các biến chứng của kính áp tròng là kết quả của một hoặc nhiều yếu tố sau:

Các yếu tố cơ học gây kích ứng hoặc cọ xát mắt hoặc mi

Thường gặp nhất, đó là đeo ngược chiều kính, khi đó kính sẽ không khớp với nhãn cầu và không bao trọn được đôi mắt của bạn.

Đồng thời vì khi đeo ngược, vành kính nhô ra sẽ gây tình trạng cọ xát nhẹ với vành mắt, mi mắt, từ đó bạn sẽ cảm thấy cộm cộm, khó chịu, khô mắt và có đôi khi là hơi rát. Vì thế khi đeo bạn nên chú ý về chiều của kính.

Thứ 2, mỗi thương hiệu sẽ có một chất liệu và kích cỡ lens khác nhau, đôi lúc bạn mua một thương hiệu mới thì cần phải lư úy đến chất liệu của sản phẩm, kích cỡ kính áp tròng xem có phù hợp với mắt không. Đặc biệt cần tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá rẻ vì chúng thường được sản xuất bằng chất liệu kém.

Lý do thứ 3, đó là do tương tác của kính với các tạp chất lạ như bụi hoặc các hạt lắng đọng; Các tạp chất này có thể là do từ bên ngoài bám dính vào mắt hoặc do trong quá trình đeo kính tự sản sinh ra như các hạt lắng đọng lipid, các màng keo mucin. Điều này sẽ dẫn đến các phản ứng viêm, gây ảnh hưởng có hại của kính áp tròng đối với mắt.

Các lực vật lý

Các lực vật lý được đề cập đến ở đây chủ yếu là trọng lực có xu hướng kéo lens ấn sâu dần vào bề mặt giác mạc, tạo thành các vết hằn. Khi chớp mắt, kính áp tròng có xu hướng chuyển động, cọ vào các hằn này gây ra tình trạng cộm, khó chịu.

Khi đeo lens, còn một áp lực nữa đó là áp lực của không khí. Do thay đổi áp suất giữa bên ngoài mắt và bên trong vùng kính áp tròng với giác mạc là khác nhau. Dẫn đến tạo áp lực đè lên bề mặt kính áp tròng, điều này khiến kính dính chặt hơn vào bề mặt giác mạc

Các yếu tố sinh lý ảnh hưởng có hại của kính áp tròng

Hạn chế trao đổi oxy giác mạc

Yếu tố sinh lý đầu tiên phải kể đến đó là phản ứng của mắt đối với mức oxy bị hạn chế trao đổi do kính áp tròng cản trở; sự nhiễm trùng; hoặc tiếp xúc với hóa chất, bao gồm các chất bảo quản trong nhiều dung dịch chăm sóc ống kính;

Áp lực oxy trên bề mặt giác mạc

Mô tả viền áp lực oxy cho kính áp tròng và hệ thống giác mạc. Viền áp lực của củng mạc không được hiển thị vì áp lực oxy được đặt bằng áp lực của máu. Khả năng thẩm thấu oxy lần lượt là 0, 30, 169 cho phép đo vùng ngoại vi, vùng nhúng trung tâm và vùng kính bao. Màu sắc được diễn giải từ thanh dọc bên phải. Đơn vị của áp lực oxy là mmHg

Qua hình trên, tình trạng thiếu oxy trong giác mạc được xẩy ra bên dưới các vùng lens bị nhúng. Mặc dù sự thiếu hụt oxy lớn nhất xẩy ra bên dưới vùng nhúng ngoại vi, phù nề nhiều nhất lại xảy ra ở vùng gần giác mạc trung tâm do hoạt động trao đổi ở rìa kết mạc làm giảm sưng tấy ở ngoại vi.

Một số thay đổi giác mạc này chỉ là thoáng qua, chẳng hạn như bong tróc nội mô, phù nề, tân mạch rìa, dão cơ, vi nang biểu mô và mỏng biểu mô.

Mặc dù những biến chứng này có xu hướng có thể phục hồi được, nhưng chúng ở các tỷ lệ khác nhau. Ví dụ về các biến chứng không hồi phục bao gồm giãn mạch giác mạc, pleomorphism (biến đổi hình thái tế bào biểu mô ) và polymegathism ( rối loạn kích thước tế bào bên trong tế bào nội mô).

Thay đổi màng phim nước mắt

 

Bay hơi nước mắt và lắng đọng lipid

Thay đổi phim nước mắt do hoạt động kết hợp của lens và các yếu tố môi trường như độ ẩm thấp hoặc luồng không khí cao; Việc thay đổi màng nước mắt có thể phá vỡ các chức năng bình thường của nó là loại bỏ các chất cặn bã và làm sạch các chất lạ khỏi mắt, bôi trơn và ngăn cản sự hút ẩm của nó.

Tài liệu tham khảo: Contact Lens Use Under Adverse Conditions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *