Bị lẹo mắt có lây sang người khác không? Có phải chỉ cần đứng gần, nhìn vào mắt… là chúng ta đã có nguy cơ nhiễm lẹo? Hoàn toàn không phải thế bạn nhé! Nhưng lẹo mắt vẫn có thể lây được. Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.
Nội dung bài viết
- 1/ Bị lẹo mắt có lây sang người khác không?
- 2/ Làm sao để hạn chế lây lẹo mắt cho người khác?
- 3/ Cần làm gì khi bị lẹo mắt?
1/ Bị lẹo mắt có lây sang người khác không?
Lẹo mắt là chứng viêm bờ mi mắt cấp tính do tụ cầu gây nên, mi mắt sưng đỏ và có thể rỉ dịch. Người bệnh thường có cảm giác cộm, sạn bên trong mắt, ngứa, đau nhức, chảy nước mắt, có thể nhạy cảm với ánh sáng nhưng hầu như thị lực không bị ảnh hưởng.
Vì nguyên nhân do tụ cầu – một loại vi khuẩn – nên bị lẹo mắt có lây sang người khác không thì câu trả lời là CÓ nếu như tiếp xúc với dịch rỉ mắt của người bệnh bạn nhé.
Việc tiếp xúc trực tiếp rất ít khi xảy ra, nhưng chúng ta vẫn có thể tiếp xúc với dịch rỉ mắt mang mầm bệnh này một cách gián tiếp qua việc:
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng trang điểm, kính áp tròng, vỏ chăn, vỏ gối…
- Tiếp xúc gián tiếp qua các bề mặt có chứa dịch rỉ mắt của người bệnh. Ví dụ như người bệnh có thói quen đưa tay lên dụi mắt sau đó chạm vào các bề mặt khác, chúng ta lại vô tình đụng phải rồi lại đưa tay lên mắt
Và lẹo mắt sẽ không lây qua tiếp xúc thông thường, như đứng ở gần hay nhìn vào mắt người bị lẹo bạn nhé!
2/ Làm sao để hạn chế lây lẹo mắt cho người khác?
Khi đã hiểu rõ bị lẹo mắt có lây sang người khác không và con đường lây của nó thì để hạn chế lây cho người khác, chúng ta cần lưu ý:
- Tránh để tay tiếp xúc với mắt, tránh dụi mắt
- Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên
- Dùng riêng đồ cá nhân: khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng trang điểm, kính áp tròng, vỏ chăn, vỏ gối…
- Giặt chăn, ga, gối… sau khi khỏi bệnh
3/ Cần làm gì khi bị lẹo mắt?
Khi nghi ngờ bị lẹo mắt, bạn nên tới bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác nhận và kê đơn thuốc phù hợp. Sau đó, bạn cần dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ kháng sinh… theo hướng dẫn từ bác sĩ. Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi tra thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn sạch hoặc bông y tế nhúng vào nước ấm hoặc nước muối ấm, loại bỏ bớt nước rồi đặt lên mi mắt trong 10 phút, 3 – 5 lần/ngày. Sau đó có thể kết hợp massage mắt. Điều này sẽ giúp xoa dịu, mắt bớt đau và giảm viêm, tắc nghẽn tuyến dầu ở mí mắt.
Một số lưu ý khác khi bị lẹo mắt mà bạn cũng cần chú ý như:
- Không trang điểm mắt khi đang bị lẹo
- Không đeo kính áp tròng khi đang bị lẹo
- Tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm hay ánh sáng mặt trời gay gắt
- Đeo kính râm, nên dùng kính chống tia UV khi đi ra ngoài
- Loại bỏ thói quen dùng tay dụi mắt
- Dùng riêng đồ cá nhân
- Hạn chế các thức ăn có tính nhiệt, nóng trong như: xoài, nhãn, vải, ổi, đồ ăn cay nóng, hành, tỏi, thịt dê, hải sản…
- Hạn chế đồ uống nhiều đường, nước ngọt có gas
- Hạn chế thức ăn nhiều natri như: thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn đóng hộp… vì natri làm tăng sự viêm nhiễm, cản trở sự lưu thông máu ở mắt
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt: cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, hạt bí, hạnh nhân, bơ, cải bó xôi, cam, quýt, bưởi, việt quất…
Đối với các vết lẹo to hoặc không tan sau một thời gian, hay tái đi tái lại nhiều lần thì bạn cần tái khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành chích nạo, loại bỏ phần lông mi gần nhất để dẫn hết mủ ra ngoài, ngăn lẹo tái phát. Hoặc tiến hành sinh thiết để xác định nguyên nhân thực sự có phải do lẹo hay bệnh lý nghiêm trọng nào tại mắt.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ bị lẹo mắt có lây sang người khác không cũng như biết được các cách để hạn chế lây/ nhiễm lẹo. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết từ Eyelink để cập nhật kiến thức chăm sóc mắt hữu ích bạn nhé!
Any comments?