Cách nhận biết lens bị xước thế nào? Nếu lỡ đeo lens bị xước có sao không và nên làm gì nếu nghi ngờ lens bị xước? Hãy cùng EYELINK tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
- 1/ Cách nhận biết lens bị xước chính xác
- 2/ Đeo lens bị xước có sao không?
- 3/ Khi kính áp tròng bị xước cần làm gì?
1/ Cách nhận biết lens bị xước chính xác
Thông thường cách nhận biết lens bị xước không quá khó. Với kính áp tròng không màu, bạn có thể dễ dàng thấy vết xước bằng cách quan sát dưới ánh đèn. Còn với lens màu, với các vết xước nhỏ thì bạn rất khó để nhìn thấy được. Lúc này, bạn chỉ có thể nhận biết bằng cách đeo lens vào và cảm nhận xem mắt có bị khó chịu không.
2/ Đeo lens bị xước có sao không?
Bạn tuyệt đối không nên đeo lens bị rách vì vết xước dù nhỏ cũng có thể làm xước giác mạc mỏng manh của bạn và khiến mắt dễ bị nhiễm trùng, kích ứng.
Kính áp tròng sẽ được thiết kế để phù hợp với độ cong giác mạc. Nhưng khi bị rách thì độ cong này sẽ bị ảnh hưởng, không còn vừa khít, giảm độ đàn hồi nên nó sẽ dễ di chuyển lệch xa tâm hơn mỗi khi bạn chớp mắt. Điều này vừa khiến vết xước dễ rách rộng hơn và giác mạc cũng dễ bị tổn thương hơn. Lo ngại hơn khi nó có thể mắc kẹt bên dưới mí mắt, gây đau, kích ứng và khó lấy ra được. Nếu mắc tật khúc xạ thì điều này còn làm mờ tầm nhìn của bạn, độ khúc xạ của kính có thể không còn đúng.
3/ Khi kính áp tròng bị xước cần làm gì?
Trước khi đeo kính áp tròng lên mắt, bạn hãy luôn đặt nó lên đầu ngón tay và kiểm tra xem nó có bị rách, xước hay có vết bẩn nào không. Nếu thấy bất kỳ vết xước dù nhỏ nào, hãy loại bỏ và thay chúng bằng cặp lens mới.
Nếu như đang đeo kính áp tròng và cảm thấy cộm khó chịu, nghi ngờ lens bị xước thì bạn hãy nhỏ nước nhỏ mắt chuyên dụng để làm mềm lens, giúp lens được lấy ra dẽ dàng hơn. Sau đó thì thực hiện cách nhận biết lens bị xước để kiểm tra.
Để hạn chế lens bị xước, bạn hãy:
- Dùng dụng cụ đeo lens để lắp/tháo lens khi chưa quen. Kính áp tròng rất mỏng manh và dễ bị rách khi bị tác động lực nhiều. Ngoài ra, với những ai lần đầu đeo lens cũng sẽ dễ bị run tay, đeo lệch.
- Vệ sinh lens: Bụi bẩn tích tụ có thể làm xước, giảm chất lượng của lens và khiến bạn bị cộm khó chịu, dễ nhiễm trùng mắt khi đeo. Do đó, hãy chú ý vệ sinh lens đúng cách để có trải nghiệm đeo lens thoải mái và an toàn.
- Nhỏ mắt dưỡng lens sau mỗi 2 giờ hoặc ngay khi mắt cảm thấy khô, cộm. Điều này sẽ giúp bạn làm sạch, cấp ẩm cho lens mà không phải tháo lens ra để ngâm rửa bất tiện.
- Sử dụng kính râm khi đi ngoài đường để ngăn chặn lens bị bụi.
- Không dụi mắt khi đeo lens.
- Không kẹp chặt kính áp tròng vào giữa vì dễ khiến kính bị nứt, rách ở trung tâm.
- Cắt tỉa móng tay ngắn, sạch sẽ.
- Tuân thủ hạn dùng của lens.
- Tuyệt đối không để kính áp tròng tiếp xúc với nước máy, nước mưa, nước lọc, nước muối sinh lý…
Để có trải nghiệm thoải mái, ngăn ngừa tốt các bệnh về mắt dễ gặp phải khi đeo lens và duy trì chất lượng lens, bạn nên nhỏ mắt dưỡng lens sau mỗi 2 giờ.
Bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng lens Clean Drops đến từ Italy. Clean Drops bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp bạn có thể đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…
Đây là sản phẩm dưỡng lens đầu tiên tại Việt Nam có thành phần thiên nhiên là Protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K). Với đặc tính của chất hoạt động bề mặt anion thế hệ mới, Protelan VE/K giúp làm sạch tạp chất bám dính trên bề mặt kính áp tròng một cách nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng. Đồng thời tạo thành lớp lá chắn bảo vệ lâu dài để dưỡng ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn, phospholipid, bụi bẩn mới… bám dính vào bề mặt thấu kính.
Tham khảo chi tiết sản phẩm: Dung dịch nhỏ mắt dưỡng kính áp tròng Clean Drops
Clean Drops có lợi trong các trường hợp:
- Kính áp tròng bị mờ, mất nước hoặc sương mù.
- Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài, giúp ngăn ngừa khô, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, ngứa, viêm… dễ gặp phải khi đeo kính.
- Mắt có cảm giác kích ứng do tiếp xúc với nhiều nắng, gió, bụi.
- Môi trường điều hòa.
- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng, máy tính…
Hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt hữu ích hơn với cách nhận biết lens bị xước trên đây. Hãy chú ý dưỡng mắt để giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp nhé!
Any comments?