Bạn vẫn sử dụng điện thoại bình thường, nhưng bỗng một ngày xuất hiện tình trạng chảy nước mắt khi xem điện thoại và làm bạn khó chịu, lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nó có nghiêm trọng không và bạn cần làm gì?
Nội dung bài viết
- 1/ Nguyên nhân chảy nước mắt khi xem điện thoại
- 2/ Chảy nước mắt khi xem điện thoại có sao không?
- 3/ Khi dùng điện thoại bị chảy nước mắt cần làm gì?
1/ Nguyên nhân chảy nước mắt khi xem điện thoại
Chảy nước mắt khi xem điện thoại thường xuất phát từ một hay một vài trong các lý do, có thể từ chiếc điện thoại bạn đang sử dụng hoặc không, như:
- Dành thời gian quá lâu trước màn hình máy tính khiến mắt bị mỏi, khô. Nghiên cứu cho thấy, khi tập trung trước màn hình các thiết bị điện tử thì số lần chớp mắt của chúng ta ít hơn bình thường. Điều này khiến mắt không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, lâu dần dẫn đến khô, mỏi mắt
- Mắt bị dị ứng do tiếp xúc với chất gây ô nhiễm trong không khí, ánh sáng. Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng về lâu dài có thể làm mắt yếu đi, mắt ngứa, tăng tiết nước mắt, đỏ…
- Màn hình điện thoại hoặc ánh đèn trong không gian quá sáng hay quá tối quá sáng khiến mắt phải điều tiết nhiều
- Khô mắt: măt bị khô nên tăng tiết nước mắt nhiều hơn để giữ ẩm cho mắt
- Tắc ống dẫn nước mắt dẫn tới sự tích tụ nước mắt
- Viêm khớp dạng thấp (RA): không chỉ ảnh hưởng tới khớp mà RA ảnh hưởng tới rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, do nó tạo ra phản ứng tự miễn khiến hệ miễn dịch chống lại các tế bào của chính cơ thể mình. Trong một số trường hợp, mắt có thể bị viêm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt…
2/ Chảy nước mắt khi xem điện thoại có sao không?
Chảy nước mắt khi xem điện thoại nếu không kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì bạn không cần lo lắng quá. Thông thường, bạn chỉ cần dành thời gian để mắt nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp chăm sóc đơn giản thì mắt đã có thể tự hồi phục được.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở nên đáng lo ngại nếu thường xuyên xảy ra, kèm theo các bất thường khác như: mắt đỏ, ngứa, cộm nhiều, mắt đau nhức… hoặc không thuyên giảm sau một vài ngày mặc dù bạn đã thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp.
3/ Khi dùng điện thoại bị chảy nước mắt cần làm gì?
3.1. Sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử một cách khoa học hơn
Khi nhìn điện thoại mắt bị chảy nước mắt, mỏi… thì bạn nên tạm ngưng sử dụng. Chỉ nên dùng các thiết bị điện tử khi thực sự cần thiết thôi bạn nhé!
Còn trong những trường hợp chúng ta phải dùng đến nó vì bất khả kháng thì bạn hãy chú ý:
- Điều chỉnh độ sáng của màn hình phù hợp với độ sáng của môi trường xung quanh, không quá sáng cũng không quá tối để mắt không phải điều tiết quá nhiều
- Giảm độ chói của màn hình, cân nhắc việc ngồi trong bóng râm hoặc dùng rèm cửa để hạn chế ánh sáng quá chói
- Không dùng điện thoại hay các thiết bị trong môi trường tối
- Giữ khoảng cách phù hợp với màn hình điện thoại phù hợp, thông thường nên cách khoảng 40 – 45cm
- Giữ màn hình sạch sẽ
- Áp dụng quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút nên nhìn xa ít nhất 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây
- Chú ý chớp mắt nhiều hơn
3.2. Áp dụng các bài tập cho mắt
- Bài tập 1: Nhắm mắt lại rồi mở mắt to hết cỡ, lặp lại 5 lần
- Bài tập 2: Liếc hết mắt sang bên phải rồi từ từ liếc mắt sang bên trái, lặp lại 5 lần
- Bài tập 3: Xoay tròn mắt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại, lặp lại 3 lần
- Bài tập 4: Dùng ngón giữa và ngón áp út kéo vuốt nhẹ nhàng từ đầu mắt về phía đuôi mắt
- Bài tập 5: Dùng đầu ngón giữa và ngón áp út xoa tròn nhẹ nhàng vùng đuôi mắt, vừa giúp thư giãn mắt, vừa có tác dụng xoá vết nhăn ở khóe mắt
3.3. Chườm mắt với khăn ấm
Nếu như bạn thường xuyên bị khô, mỏi mắt khi sử dụng thiết bị điện tử thì cách làm này rất hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn mềm, ngâm trong nước ấm (có chút nóng) rồi vắt ráo bớt nước, sau đó đắp lên mắt. Khi khăn đã nguội thì lặp lại, nên thực hiện 10-15 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Chườm nóng mắt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, các tuyến tiết dầu để dưỡng ẩm cho mắt cũng được lưu thông. Việc cải thiện lượng dầu dưỡng ẩm sẽ giúp ổn định màng phim nước mắt, hạn chế quá trình nước mắt bay hơi nên mắt sẽ bớt khô mỏi.
3.4. Sử dụng nước mắt nhân tạo để cấp ẩm cho mắt
Bên cạnh các biện pháp kể trên, để hiệu quả dưỡng ẩm mắt một cách nhanh chóng và đơn giản hơn thì bạn nên dùng nước mắt nhân tạo để cấp ẩm trực tiếp cho mắt.
Bạn có thể tham khảo Sodyal X – nước mắt nhân tạo cấp ẩm chuyên sâu đến từ Italy. Sản phẩm có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – Cấu trúc này giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường.
Sodyal X dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng giúp tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.
3.5. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Trước hết, bạn nên chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể không bị thiếu nước, trong đó có đôi mắt. Cùng cung cấp dinh dưỡng từ đa dạng nguồn thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất. Một số thực phẩm tốt cho mắt mà bạn có thể tham khảo như:
- Các loại cá
- Trứng, sữa…
- Các loại rau củ có màu đỏ như cà chua, cà rốt, gấc…
Ngoài ra, bạn hãy chú ý ngủ đủ giấc. Và không để luồng gió, không khí thổi trực tiếp vào mắt như khi dùng quạt, máy sấy tóc, điều hoà, máy sưởi ô tô… vì chúng sẽ làm nhanh bay hơi lớp nước cấp ẩm trên mắt, khiến mắt bị khô.
Nhìn chung, chảy nước mắt khi xem điện thoại không quá nghiêm trọng nhưng khi tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn không nên chủ quan mà hãy dành thời gian để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn, cùng thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt khoa học để đôi mắt luôn khoẻ mạnh, duy trì tốt chất lượng công việc và cuộc sống bạn nhé!
Any comments?