Liệu có nên đeo lens đúng độ cận hay không? Với những ai mắc tật khúc xạ thì khi chuyển từ kính gọng sang lens có gì cần lưu ý? Trong bài viết này, EYELINK sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lens cận này.
Nội dung bài viết
1/ Có nên đeo lens đúng độ cận không?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt, khi đó người bệnh có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng nhìn mờ với các vật ở xa. Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, ánh sáng tập trung trước khi đến võng mạc thay vì tại võng mạc.
Cận thị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là trong các hoạt động thể chất. Và sự ra đời của lens cận đã giúp người dùng giải quyết được vấn đề đó, khi bạn có thể thoải mái di chuyển mà không còn lo lắng về sự bất tiện của gọng kính.
Vậy có nên đeo lens đúng độ cận không? Nếu coi độ cận khi đo hay đeo kính gọng là chuẩn thì bạn không nên đeo lens đúng độ cận.
Nguyên nhân là vì lens/ kính áp tròng sẽ ôm sát bề mặt giác mạc nên cho tầm nhìn tốt hơn. Nếu bạn đeo lens với độ cận thật thì sẽ nhìn rõ hơn nhiều và gây choáng. Chỉ số độ cận khi đeo lens sẽ thấp hơn so với kính gọng một chút nhưng bạn vẫn có thể rõ như bình thường.
Khi đeo lens không đúng độ cận lens, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như:
- Cảm giác khó chịu, đau đầu, choáng khi đeo.
- Mắt dễ tăng độ cận do phải điều tiết nhiều hơn để thích ứng với độ cận của lens.
- Trường hợp xấu nhất, nó có thể gây ra chứng nhược thị.
2/ Cách lựa chọn lens đúng độ cận
Ngoài việc có nên đeo lens đúng độ cận không thì chúng ta cũng cần biết cách xác định độ cận của lens. Cụ thể là độ cận khi đeo lens sẽ giảm so với độ cận thực tế:
- Độ cận thực tế là 1,25 – 5 độ >> Độ cận khi đeo lens giảm 0,25 độ.
- Độ cận thực tế là 5,25 – 7 độ >> Độ cận khi đeo lens giảm 0,5 độ.
- Độ cận thực tế là 7,25 – 8,5 độ >> Độ cận khi đeo lens giảm 0,75 độ.
- Độ cận thực tế là 9 – 10 độ >> Độ cận khi đeo lens giảm 1 độ.
Nếu bị cận loạn thì bạn vẫn có thể dùng kính áp tròng. Tương tự, thông số này cũng sẽ thay đổi một chút:
- Độ loạn < 2 độ >> Độ loạn của lens giảm 0,25 – 5 độ.
- Độ loạn > 2 độ >> Độ loạn của lens tăng 0,25 – 5 độ.
Tuy nhiên, với lens cận loạn thì bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và cung cấp sản phẩm phù hợp.
So với kính gọng thì kính áp tròng sẽ mang lại cho bạn tầm nhìn rõ ràng hơn và trường nhìn rộng hơn. Tuy nhiên, cũng vì ôm sát bề mặt giác mạc nên chúng cần được đánh giá và chăm sóc thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho mắt.
Trong quá trình sử dụng lens cận, bạn cần đảm bảo giữ ẩm và làm sạch cho kính tốt để có trải nghiệm thoải mái khi đeo và an toàn khi sử dụng, ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và các bệnh về mắt dễ gặp phải khi đeo lens. Hiện nay, các chuyên gia nhãn khoa khuyến khích sử dụng các sản phẩm có thành phần thiên nhiên an toàn như Clean Drops.
Clean Drops là dung dịch nhỏ mắt protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng. Phù hợp với mọi loại kính: kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng Silicone Hydrogel… Clean Drops bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…
Vì không chứa các chất bảo quản có độc tính như Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol nên bạn có thể yên tâm sử dụng Clean Drops nhiều lần và lâu dài.
Bên cạnh đó, để hạn chế tăng độ cận, chúng ta nên:
- Ăn uống lành mạnh: cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá.
- Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử (điện thoại, laptop, tivi…) khi không cần thiết.
- Không hút thuốc.
- Sử dụng kính râm khi đi ra ngoài.
- Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau 20 phút thì nhìn cách xa 20 feet trong 20 giây.
- Massage mắt nhẹ nhàng.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có được câu trả lời cho khúc mắc có nên đeo lens đúng độ cận không và biết cách lựa chọn độ cho lens chuẩn. Nếu còn thắc mắc nào về việc sử dụng kính áp tròng hoặc bảo vệ sức khỏe cho mắt, bạn hãy liên hệ ngay với EYELINK để được tư vấn miễn phí qua hotline: 0813 246 888.
Any comments?