EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Coi điện thoại bị chảy máu mắt do nguyên nhân nào? Cần làm gì

Tình trạng coi điện thoại bị chảy máu mắt tuy hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là nguyên nhân, biện pháp xử trí khi dùng điện thoại bị chảy máu mắt cũng như các đối tượng có thể gặp tình trạng này.

Nội dung bài viết

1/ Tình trạng coi điện thoại bị chảy máu mắt

Khi coi điện thoại bị chảy máu mắt là tình trạng xuất huyết dưới kết mạc. Bạn sẽ thấy chảy máu hoặc khối máu xuất hiện ở lòng trắng, thậm chí là đáy mắt hay vùng hoàng điểm (phần võng mạc phía sau mắt).

Tình trạng này thường gặp ở những ai thường xuyên sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ liền, đặc biệt vào buổi đêm, kèm theo đó là đã có các biểu hiện tổn thương ở mắt như: khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, đỏ mắt, chảy nước mắt… nhưng không được khắc phục.

Ngoài ảnh hưởng đến mắt, sử dụng điện thoại quá nhiều còn dễ gây tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến da, tăng cảm giác lo âu trầm cảm, ảnh hưởng xấu tới não bộ… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng điện thoại khi thực sự cần thiết.

2/ Nguyên nhân bị chảy máu mắt khi xem điện thoại

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại trên mắt khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Điển hình nhất là ảnh hưởng của ánh sáng xanh sẽ làm hỏng võng mạc, thúc đẩy sự phát triển của các phân tử độc hại, làm mắt yếu đi, gây thoái hóa điểm vàng.

Đặc biệt, khi nhìn điện thoại hay các thiết bị điện tử, nước mắt bay hơi nhanh hơn, đồng thời số lần chớp mắt giảm đi nên khiến mắt càng dễ bị khô. Lâu dần gây hiện tượng mỏi mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tổn thương ở mắt xuất hiện.

Khi áp lực vùng đầu mắt tăng lên (stress, tâm trạng quá khích trước trận game, tăng tập trung để quan sát màn hình trong bóng tối…) làm tăng áp lực lên các mạch máu và có thể khiến chúng bị vỡ ra gây chảy máu, hay tụ lại thành cục máu lớn. Khi dụi mắt, hắt xì mạnh, nôn ói, ho mạnh… thì các cục máu này có thể vỡ ra.

3/ Khi coi điện thoại bị chảy máu mắt cần làm gì?

Khi coi điện thoại bị chảy máu mắt hoặc ngay khi thấy tụ máu xuất hiện, bạn cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Để giúp mắt nhanh phục hồi, phòng ngừa tái phát. bạn cũng nên:

  • Hạn chế dùng điện thoại, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút thì để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn xa 20 feet (6m) trong 20s, massage mắt.
  • Hạn chế dùng điện thoại vào ban đêm.
  • Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với ánh sáng môi trường xung quanh để mắt không phải điều tiết quá nhiều.
  • Nên cố gắng giữ một khoảng cách đủ xa với màn hình điện thoại.
  • Uống đủ nước.
  • Cấp ẩm cho mắt với thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo.

Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với thiết bị điện tử như một yêu cầu bắt buộc, hay phải làm việc trong môi trường điều hòa khô kín, môi trường nắng gió dễ khiến mắt bị khô, để đảm bảo an toàn nhất cho mắt, bạn nên nhỏ dưỡng mắt với các sản phẩm không chất bảo quản. Vì khi tiếp xúc nhiều lần hay liên tục trong thời gian dài, các chất bảo quản sẽ tích lũy và gây hại cho mắt, khiến tình trạng khô mắt nặng hơn.

Bạn có thể tham khảo sử dụng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X đến từ Italy. Với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked), Sodyal X giúp giữ ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt, giảm khô mắt, rát mắt và tái tạo giác mạc, làm liền các tổn thương.

Sodyal X sử dụng cho mắt trong trường hợp:

  • Sử dụng máy tính, điện thoại kéo dài gây khô mắt, mỏi mắt, suy giảm thị lực.
  • Sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không khí khô, ô nhiễm gây khô mắt, kích ứng mắt.
  • Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài.
  • Sau khi thực hiện một số thủ thuật nhãn khoa.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng coi điện thoại bị chảy máu mắt. Để có một đôi mắt sáng khỏe, tập trung khi học tập hay làm việc, bạn hãy chú ý thời gian sử dụng điện thoại phù hợp và để ý chăm sóc mắt nhiều hơn nhé.

Any comments?