EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Đeo kính cận nhìn vật bị cong: Nguyên nhân và các cách giải quyết

Hiện tượng đeo kính cận nhìn vật bị cong thường xảy ra lúc bạn thay mắt kính mới. Các vật thể thẳng thì bị cong lên một chút, ít nhiều ảnh hưởng đến việc quan sát của bạn. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nó có nguy hiểm không và cách giải quyết thế nào?

Nội dung bài viết

1/ Tình trạng đeo kính cận nhìn vật bị cong

Tình trạng đeo kính cận nhìn vật bị cong thường gặp ở những hình ảnh nơi vùng ngoại vi của kính, càng xa tâm thì độ cong càng rõ. Cảm tưởng cạnh bàn, cạnh ghế hơi cong, hay một chiếc bút có thể lăn khỏi mặt bàn trong khi bạn biết rằng nó thực sự là một mặt bằng phẳng. Đa số thường gặp ở kính cao hơn 4 Diop.

2/ Nguyên nhân đeo kính cận nhìn vật bị cong

Một số người có thể bị biến dạng tầm nhìn ngoại vi, hình ảnh bị cong sau khi thay kính cận mới. Đây là tình trạng phổ biến và mắt sẽ cần thời gian để điều chỉnh, làm quen với mắt kính mới. Thường xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Độ cận Diop cao hơn.
  • Mắt kính lớn hơn.
  • Mắt kính có chiết suất cao, chiết suất càng lớn thì mắt kính càng mỏng, nhẹ, có độ cứng cao hơn, chất lượng thị lực tốt hơn nhưng đồng thời dễ gặp tình trạng nhìn vật thể bị cong ở vùng ngoại vi trong thời gian đầu thay kính.

Trong một số trường hợp, độ cận giữ nguyên nhưng khi thay mắt kính mới thì vẫn gặp trường hợp đeo kính cận nhìn vật bị lồi, cong này. Nhiều khả năng là thấu kính đã được đặt hơi khác, như do sự thay đổi của gọng kính, độ ôm của gọng, thay đổi trong khoảng cách từ mặt sau của thấu kính đến mắt…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số tình trạng như: căng mắt, mỏi, nhức mắt, đau đầu, đeo kính cận nhìn vật nhỏ hơn…

Vậy mất bao lâu để làm quen với kính mới? Bộ não của chúng ta luôn thích mọi thứ ổn định. Vì vậy, khi có điều gì thay đổi thì nó sẽ cần thời gian thích ứng, các liên kết thần kinh mới sẽ được hình thành và dần dần bạn sẽ trông mọi thứ trở về bình thường. Thông thường, chúng ta sẽ mất vài ngày cho quá trình này, nhưng cũng có thể lâu hơn lên tới khoảng 15 ngày.

3/ Đeo kính cận nhìn vật bị cong thời gian dài ảnh hưởng thế nào?

Khi thời gian dài mà bạn vẫn gặp tình trạng đeo kính cận nhìn vật bị cong, hay biến dạng không chỉ hình ảnh nơi vùng ngoại vi mà còn ở khu trung tâm, ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bạn thì bạn nên ngưng sử dụng kính mới và liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra lại. Vì nó có thể khiến bạn chóng mặt, đau đầu, mỏi mắt, mất thăng bằng, ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng ngày. Và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực.

4/ Cách khắc phục nhìn cong khi đeo kính cận

Khi nhìn vật bị cong khi đeo kính, quay lại gặp bác sĩ nhãn khoa đã đo thị lực cho mình và thông báo cho bác sĩ về vấn đề hiện tại sẽ là giải pháp tốt nhất.

Tuy nhiên nếu tình trạng nhẹ, chỉ xuất hiện cong nhẹ nơi ngoại vi của tầm nhìn thì bạn có thể theo dõi thêm trong một vài ngày. Thông thường, chúng sẽ tự khỏi mà không cần tác động gì. Bạn hãy đeo kính mới nhiều nhất có thể để mắt làm quen nhanh hơn. Để đảm bảo an toàn thì bạn có thể sử dụng kính cũ khi lái xe, hoạt động ngoài trời. Hình ảnh vẫn rõ ràng, sắc nét, không bị nhòe thì bạn không cần lo lắng quá nhé.

Nhưng nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài hơn 2 tuần, hay ảnh hưởng nhiều đến khả năng quan sát của bạn thì hãy đi khám lại để bác sĩ kiểm tra. Tình trạng đo sai, cắt sai, đeo kính cận bị lệch tâm hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không thể.

Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X để chăm sóc cho đôi mắt của mình luôn sáng khỏe, đặc biệt khi thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, ti vi… Với thành phần Natri Hyaluronate liên kết chéo độc đáo, Sodyal X cấp nước, dưỡng ẩm lâu dài cho mắt của bạn và giảm các triệu chứng mỏi mắt, nhìn mờ, ngứa, kích ứng… ở mắt hiệu quả và nhanh chóng.

Nhìn chung, đeo kính cận nhìn vật bị cong là tình trạng thường gặp trong những ngày đầu khi thay kính. Hy vọng với các chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như biết cách xử lý. Nếu còn thắc mắc nào, bạn hãy chia sẻ cùng các Dược sĩ chuyên môn của EYELINK trong phần bình luận hay inbox trực tiếp qua Facebook/ Zalo nhé!

Any comments?