Khi mua lens, chúng ta đã được hướng dẫn rằng không nên đeo lens ngủ qua đêm. Vậy đeo lens đi ngủ có sao không? Nếu lỡ đeo kính áp tròng trong lúc ngủ thì cần làm gì?… Và điều này có đúng với giấc ngủ ngắn buổi trưa không?
Nội dung bài viết
- 1/ Đeo lens đi ngủ có được không?
- 2/ Tại sao không nên đeo lens khi đi ngủ
- 3/ Lỡ đeo lens đi ngủ cần làm gì?
1/ Đeo lens đi ngủ có được không?
Bạn tuyệt đối không nên đeo lens đi ngủ trong thời gian dài.Nếu đây là lần đầu tiên, nó có thể chỉ để lại các kích ứng nhẹ như mẩn đỏ, ngứa… Nhưng nếu nhiều lần, thói quen này có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng tới đôi mắt của bạn như: loét, viêm giác mạc và ảnh hưởng tới thị lực. Bạn sẽ cần thời gian dài để điều trị và cho mắt nghỉ ngơi trước khi có thể đeo kính áp tròng trở lại.
2/ Tại sao không nên đeo lens khi đi ngủ
Để hiểu đúng đeo lens đi ngủ có sao không và mức độ nghiêm trọng của việc đeo lens khi đi ngủ. Trước hết bạn hãy cùng EYELINK tìm hiểu về đặc điểm của lens.
Đây vốn là một thấu kính mỏng được làm từ chất liệu dẻo, ôm sát bề mặt giác mạc. Để đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ như không, lens sẽ cần độ cong và độ ngậm nước nhất định. Bề mặt lens như một miếng bọt biển với nhiều lỗ nhỏ li ti để giữ nước, giúp lens luôn mềm mại và duy trì được khả năng trao đổi oxy. Chúng luôn có xu hướng hút nước trên niêm mạc mắt để bù lại lượng nước bị bốc hơi, đảm bảo bản thân luôn đủ nước. Chính vì lý do này mà sau mỗi 2 giờ đeo lens, bạn lại cần nhỏ mắt để cấp ẩm cho lens một lần để đeo lens thoải mái, mắt không bị khô.
Còn khi ngủ thì mắt chúng ta nhắm liên tục nhiều giờ liền, sự xuất hiện của kính áp tròng sẽ càng ngăn cản oxy cung cấp cho mắt và làm khô mắt nghiêm trọng. Cộng thêm việc hạn chế chớp mắt khi ngủ, nước mắt tiết ra ít hơn trong khi nhu cầu nước của kính vẫn thế. Buổi sáng khi thức dậy, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng lens dính vô mắt và rất khó lấy ra và mắt có thể bị đỏ, ngứa. Đây cùng là lý do tại sao không nên đeo lens khi đi ngủ, kể cả các giấc ngủ ngắn buổi trưa.
So với giấc ngủ dài buổi tối thì đeo lens khi đi ngủ trưa ít nguy hiểm hơn, nhưng đeo kính áp tròng ngủ trưa được không thì câu trả lời vẫn là không. Khi diễn ra thường xuyên thì điều này cũng không hề tốt cho mắt của bạn và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt.
3/ Lỡ đeo lens đi ngủ cần làm gì?
Vì một lý do nào đó như sau một ngày dài mệt mỏi, bạn đã lỡ đeo lens và đi ngủ luôn. Vậy đeo lens đi ngủ có sao không? Lúc này, lens có thể rất khô và dính vào mắt. Bạn không nên lấy lens ra ngay mà hãy:
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho lens để cấp ẩm kịp thời cho lens và mắt, đồng thời làm sạch, bôi trơn cho lens để chúng dễ dàng lấy ra hơn.
- Massage mắt nhẹ nhàng để tăng cường sản sinh độ ẩm và thuốc nhỏ mắt tác dụng tác dụng nhanh hơn.
- Uống nhiều nước.
Khi mắt đã bắt đầu bình thường trở lại thì bạn có thể thử lấy kính áp tròng ra. Và bạn hãy để cho mắt được nghỉ ngơi ít nhất trong ngày hôm đó mà không sử dụng tới kính áp tròng. Nếu có thể, bạn hãy dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo để bổ sung độ ẩm thêm cho mắt, giúp mắt phục hồi các tổn thương.
Nếu mắt bị ửng đỏ, ngứa nhiều hoặc tình trạng nhẹ nhưng không thể tự khỏi sau 1-2 ngày sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn đơn thuốc phù hợp.
Nếu bạn thường xuyên phải đeo kính áp tròng, thường sau 2 giờ bạn sẽ cần nhỏ thuốc/ dung dịch nhỏ mắt chuyên dụng cho lens một lần để cấp ẩm kịp thời và làm sạch cho lens. Điều này sẽ giúp lens không còn gây khô, cộm trong mắt và loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn, protein… dễ gây viêm nhiễm cho mắt.
Để an toàn nhất cho mắt, bạn có thể tham khảo dung dịch dưỡng lens Clean Drops có thành phần hoàn toàn tự nhiên là protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K):
- Bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…
- Không gây kích ứng mắt nhờ công thức được điều chỉnh để gần với pH sinh lý của mắt (pH 7,2).
- Sản phẩm không chứa các chất bảo quản có độc tính như Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol.
- An toàn khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.
- Hạn mở nắp lên tới 90 ngày.
Hy vọng qua câu trả lời chi tiết trên đây, bạn đã hiểu rõ về vấn đề đeo lens đi ngủ. Đây cũng là sai lầm khi đeo lens phổ biến nhất mà mọi người hay gặp phải. Điều này có thể không quá nghiêm trọng trong lần đầu tiên, nhưng khi nhiều lần thì nó sẽ gây hại cho mắt và làm tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng ở mắt. Do đó, bạn hãy chú ý thảo lens ra trước khi đi ngủ và vệ sinh, chăm sóc mắt thận cẩn thận nhé.
Any comments?