Dưỡng kính áp tròng là gì? 3 giải pháp giúp mắt đeo lens khỏe đẹp

Dưỡng kính áp tròng đúng cách sẽ giúp bạn có trải nghiệm thoải mái nhất khi đeo lens, cũng như ngăn ngừa tốt các biến chứng dễ gặp phải khi dùng lens thường xuyên, như: đỏ mắt, ngứa mắt, mỏi mắt, tân mạch giác mạc, thiếu oxy giác mạc, viêm kết mạc… Vậy dưỡng kính áp tròng, dưỡng lens là gì và cách dưỡng kính đúng, khoa học thế nào?

1/ Dưỡng kính áp tròng là gì?

Dưỡng kính áp tròng chính là chăm sóc kính áp tròng và mắt khi đeo kính áp tròng để giúp bạn luôn thoải mái khi đeo kính đồng thời giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Bao gồm:

  • Bảo quản kính áp tròng khi không sử dụng.
  • Cấp ẩm và làm sạch kịp thời cho kính áp tròng khi đang sử dụng.
  • Vệ sinh kính áp tròng trước khi đeo.

Việc dưỡng lens này rất quan trọng nếu như bạn phải thường xuyên sử dụng kính áp tròng.

dưỡng kính áp tròng

2/ Tại sao phải dưỡng kính áp tròng?

Dùng kính áp tròng không chỉ gọn nhẹ, tiện lợi, giúp bạn thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày mà còn mang lại vẻ đẹp tự nhiên, cải thiện tầm nhìn toàn diện hơn so với kính gọng. Tuy vậy, vì ôm sát bề mặt giác mạc nên kính áp tròng sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực lên mắt:

  • Khô mắt: do luôn cần nước để duy trì hình dạng và cấu tạo nên kính áp tròng sẽ có xu hướng hút nước mắt tiết ra để bù lại lượng nước trên kính đã bị bốc hơi. Kết hợp với việc chia màng phim nước mắt làm đôi khi tiếp xúc, kính áp tròng càng khiến nước mắt của bạn bốc hơi nhanh hơn, khiến mắt rất dễ bị khô.
  • Hạn chế trao đổi oxy giác mạc: để đảm bảo tính trong suốt, cho tầm nhìn tốt, cấu trúc giác mạc của chúng ta không có mạch máu. Do đó, nó không nhận oxy từ máu mà lấy oxy từ chính không khí xung quanh. Oxy trong không khí sẽ phân tán vào giác mạc thông qua màng phim nước mắt. Khi ôm sát bề mặt giác mạc, kính áp tròng sẽ ngăn cản giác mạc tiếp xúc với oxy không khí và giảm hoạt động của màng phim nước mắt. Từ đó khiến mắt dễ bị khô, thiếu oxy, dẫn tới phù, mỏng giác mạc, giảm thị lực…
  • Tổn thương bề mặt giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt: quá trình luôn chuyển bình thường của nước mắt sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn để làm sạch mắt tự nhiên. Thế nhưng kính áp tròng sẽ hạn chế quá trình này. Mặt khác, bề mặt kính áp tròng còn là nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và bụi bẩn, lipid, protein… bám vào. Đều này làm tăng nguy cơ các bệnh ở mắt và mắt bị yếu đi. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: cộm, đau, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt quá nhiều, nhìn mờ…

tại sao cần dưỡng lens

Để khắc phục những tác động tiêu cực trên và giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe, có trải nghiệm đeo kính áp tròng tốt nhất thì việc dưỡng kính áp tròng là cực kỳ quan trọng.

3/ Những cách dưỡng kính áp tròng khi sử dụng

Bảo quản kính áp tròng đúng cách

Với các loại lens sử dụng dài ngày như lens 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… thì dưỡng kính áp tròng sẽ bắt đầu với việc bảo quản kính đúng cách với nước ngâm lens. Cách thực hiện như sau:

dưỡng kính áp tròng

  • Vệ sinh khay đựng lens: Đổ một ít dung dịch nước ngâm vào khay, đóng nắp, lắc nhẹ để tráng khay đựng lens rồi đổ hết dung dịch đó đi.
  • Đổ nước ngâm một lượng khoảng 2/3 khay.
  • Cho lens vào khay ngâm theo chiều úp xuống, sao cho nước ngâm ngập lens rồi đậy kín lại.

Đối với lens lần đầu sử dụng, bạn cần ngâm lens với nước ngâm 6 – 8 tiếng để rửa trôi hết chất bảo quản trước. Nếu dùng lens thường xuyên, chúng ta cũng cần ngâm lens 8 tiếng để rửa trôi hết bụi bẩn, vi khuẩn trên lens và giúp lens được cấp ẩm đủ. Nếu ít dùng lens, bạn cũng nên thay nước ngâm sau mỗi 2 – 3 ngày.

Cần ngâm rửa lens với nước ngâm chuyên dụng và thay mới sau 30 – 60 ngày kể từ khi mở nắp. Không dùng nước muối sinh lý, nước lọc… để ngâm lens vì chúng không đủ khả năng làm sạch lens và nhiều khi có thể tác động ngược khiến lens bị khô, làm thay đổi màu sắc lens…

Cấp ẩm và làm sạch kịp thời cho kính áp tròng khi sử dụng

Sau khoảng 2 – 3h đeo lens thì mắt thường bị khô, cộm, nhìn mờ… do thiếu nước, thiếu oxy và bụi bẩn dính vào. Vì vậy, chúng ta cần dưỡng kính áp tròng bằng cách cấp ẩm và làm sạch kịp thời cho kính áp tròng với các loại thuốc hay nước nhỏ mắt dưỡng lens chuyên dụng. Nó sẽ chứa các thành phần có khả năng làm sạch và dưỡng ẩm tốt cho lens.

Lưu ý là chúng ta không sử dụng thuốc nhỏ mắt thông thường hay nước muối sinh lý cho mắt đang đeo lens, bởi hầu hết chúng ít nhiều đều có chứa NaCl, đây là thành phần lành tính với mắt nhưng lại gây hút nước làm khô lens và thay đổi màu sắc của lens.

Clean Drops

Với những ai phải đeo kính áp tròng thường xuyên, bạn có thể tham khảo nhỏ mắt dưỡng kính Clean Drops với thành phần thiên nhiên là Protein lúa mì thủy phân. Sản phẩm giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng, giúp bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, ngăn ngừa tình trạng kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt… Đặc biệt, Clean Drops an toàn khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.

dưỡng kính áp tròng

Hay nếu bạn là tín đồ của làm đẹp, phải trang điểm thường xuyên thì Easy day – sản phẩm xịt dưỡng lens theo công nghệ “xịt đa tác động” độc đáo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Vì dung dịch dưỡng được phân tán thành hàng triệu hạt li ti vô cùng nhỏ và nhẹ nên có thể cấp ẩm sâu, làm sạch nhanh chóng và không hề ảnh hưởng tới các lớp trang điểm.

Bộ đôi sản phẩm dưỡng kính áp tròng Clean Drops và Easy Day là hàng nội địa Italy 100%, và được phân phối về Việt Nam bởi EYELINK – thương hiệu nhãn khoa với hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăm sóc mắt và kính áp tròng.

Vệ sinh kính áp tròng trước khi đeo

Nếu phải dùng kính áp tròng thường xuyên hàng ngày thì ngoài việc làm sạch, bảo quản lens với nước ngâm, bạn cũng nên vệ sinh thêm kính áp tròng trước khi đeo bằng cách tráng qua với thuốc/ nước nhỏ mắt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất bảo quản trong nước ngâm lens.

Tuy hàm lượng các chất bảo quản đã ở trong mức an toàn cho phép. Nhưng nếu phải tiếp xúc thường xuyên thì chúng có thể lắng đọng từ từ và ảnh hưởng tới mắt, làm đôi mắt của bạn dần dần yếu đi.

Để có một đôi mắt luôn khỏe đẹp, bạn hãy cùng EYELINK thực hành dưỡng kính áp tròng khoa học ngay từ hôm nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *