EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Hiện tượng nặng mắt có nguy hiểm không? Nên làm gì khi nặng mắt?

Hiện tượng nặng mắt thường chỉ thoáng qua, nhưng cũng có khi kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy tình trạng này là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không và bạn nên làm gì để khắc phục nó?

Nội dung bài viết

1/ Hiện tượng nặng mắt là bệnh gì?

Hiện tượng nặng mắt, mắt cảm thấy nặng trĩu, thiếu đi sự linh hoạt, mệt mỏi, đôi khi còn có thể kèm theo ngứa, bỏng rát. Nó thường xảy ra do mắt bị mỏi do sử dụng nhiều, như sau khi lái xe đường dài hoặc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, các thiết bị kỹ thuật số khác, khi bạn nhìn vào ánh sáng chói hay dành thời gian ở một nơi quá tối.

2/ Bị nặng mắt có nguy hiểm không?

Hiện tượng nặng mắt có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và sẽ hết khi bạn nghỉ ngơi, thực hiện các bước chăm sóc mắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn ở mắt và cần được điều trị. Nó có thể làm giảm năng suất của bạn.

Nếu bạn cảm thấy mỏi mắt kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhất:

  • Đau đầu
  • Nhìn đôi
  • Nhìn mờ
  • Mắt đau, bị kích thích
  • Mắt khô, chảy nước mắt nhiều
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau ở cổ, vai hoặc lưng
  • Mắt nạng, cảm thấy không thể mở mắt

3/ Cần làm gì khi bị nặng mắt?

Một số thay đổi đơn giản dưới đây có thể giúp ích cho bạn, giảm thiểu tình trạng mỏi, nặng mắt:

  • Đặt màn hình máy tính cách mắt khoảng 20 – 26 inch (khoảng 1 cánh tay) và thấp hơn tầm mắt một chút
  • Thường xuyên lau bụi bẩn, làm sạch bề mặt máy tính, điện thoại. Các vết ố có thể làm giảm độ tương phản và gây ra các vấn đề như chói, tán xạ
  • Nên sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh cho màn hình để giảm thiểu tác động có hại cho mắt từ tia sáng này
  • Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với ánh sáng của môi trường xung quanh. Không để màn hình quá sáng, quá tối hoặc sử dụng trong môi trường thiếu sáng
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi không thực sự cần thiết
  • Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau mỗi 20 phút nên nhìn ra xa cách ít nhất 20 feet (khoảng 6m) trong ít nhất 20s
  • Nghỉ giải lao khoảng 15 phút sau mỗi 2h làm việc
  • Chườm mắt với khăn ấm thường xuyên. Điều này sẽ giúp mắt bạn bớt khô, mệt mỏi đáng kể
  • Nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo để cấp ẩm cho mắt, khi mắt cảm thấy khô mỏi, nặng mắt, hoặc khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với thiết bị điện tử, môi trường khiến mắt dễ bị khô (điều hoà khô kín, nắng gió…)
  • Đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần

Để làm dịu, giảm nhanh cảm giác nặng mắt, mỏi mắt, lấy lại sức sống, linh hoạt cho mắt thì bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X đến từ Italy.

Sản phẩm có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường, có tác dụng dưỡng ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Sodyal X thích hợp cho mắt trong trường hợp:

  • Sử dụng máy tính kéo dài gây khô mắt, mỏi mắt, suy giảm thị lực
  • Sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không khí khô, ô nhiễm gây khô mắt, kích ứng mắt
  • Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài
  • Sau khi thực hiện một số thủ thuật nhãn khoa.

Như vậy, hiện tượng nặng mắt thường không phải tình trạng bệnh lý mà chỉ thoáng qua và tự hết được khi bạn dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng thường xuyên lặp lại hoặc không thuyên giảm thì bạn cần đi khám mắt toàn diện để làm rõ vấn đề và điều trị phù hợp.

Any comments?