Làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Nếu đeo lens thường xuyên thì bạn có thể gặp phải tình trạng đỏ mắt, cộm, khô mắt… Vậy cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt? Thực tế cho thấy, mắt của chúng ta có thể dần hồi phục sau khi ngưng đeo lens và để mắt thư giãn, nhưng cũng có thể nặng thêm và kéo dài.

1/ Cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?

Bạn cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt, trước hết bạn cần lập tức tháo lens ra, rửa sạch và bảo quản ngay với dung dịch nước ngâm mới. Sau đó nhỏ mắt với nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm, giúp mắt được nghỉ ngơi.

Khi mắt vẫn còn đỏ thì bạn không nên cố gắng đeo lens lại. Nếu chỉ là kích ứng bình thường thì mắt có thể tự hồi phục sau một vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo các biểu hiện nặng như đau nhức mắt, ngứa, nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng… thì bạn cần đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn chính xác nhất. Bạn có thể cần uống thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm…

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại tất cả các khâu vệ sinh, bảo quản lens đã đảm bảo hay chưa, kích thước và độ cong của kính có phù hợp với bạn?… cũng như các nguyên nhân có thể khiến lens bị đỏ mắt khác.

làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt

2/ Nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt

Tìm hiểu nguyên nhân và loại bỏ chúng cũng là điều mà bạn cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt. Dưới đây là 6 nguyên nhân chủ yếu mà bạn cần hết sức cẩn trọng:

Đeo kính áp tròng qua đêm

Khi đeo lens bị đỏ mắt, trước hết bạn cần kiểm tra xem mình có thói quen đeo kính áp tròng qua đêm này hay không. Bởi kính áp tròng đeo càng lâu sẽ càng bẩn, khô, giảm tính thẩm thấu và ảnh hưởng xấu đến đôi mắt của bạn. Chúng sẽ gây cộm, kích ứng mắt, đỏ mắt vào sáng sớm hôm sau.

Mắt bị khô

Mỗi lần bạn nháy mắt, nước mắt sẽ tràn đều lên bề mặt nhãn cầu để bôi trơn nhãn cầu, rửa trôi các dị vật trong mắt và ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt. Nhưng khi có kính áp tròng thì chúng sẽ hút nước mà mắt bạn tạo ra để duy trì được độ mềm, từ đó khiến mắt bạn bị khô, dễ nhiễm khuẩn và có thể gây đỏ mắt. Chưa kể đến bụi bẩn bám lại sẽ khiến bạn đeo kính áp tròng bị mờ mắt, giảm tầm nhìn.

Kính áp tròng không phù hợp hay kém chất lượng

làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt

Kính áp tròng khi không đúng kích thước sẽ không tốt cho mắt của bạn. Khi bị chật, chúng sẽ hạn chế sự lưu thông của dòng chảy nước mắt bên dưới kính, giảm oxy cung cấp cho giác mạc, khiến đeo lens bị đau mắt. Kính quá lỏng cũng có thể gây tình trạng tương tự vì sau mỗi lần bạn chớp mắt, thấu kính lại di chuyển lệch đi nên bạn sẽ có cảm giác như có dị vật trong mắt. Có thể vào buổi sáng thì mắt bạn vẫn bình thường nhưng vào chiều tối thì bắt đầu bị đỏ, đau nhức.

Ngoài ra nếu bị rách, kính áp tròng cũng có thể gây xước giác mạc, vi khuẩn xâm nhập và khiến mắt bị viêm, đỏ.

Dị ứng

Nếu bạn có cơ địa dị ứng thì sẽ dễ bị kích ứng khi đeo lens hơn. Kính áp tròng là nơi lý tưởng để lưu lại của phấn hoa, hạt dị ứng do đó có thể làm tình trạng dị ứng của bạn trở nên nặng hơn và khiến mắt bị đỏ, đeo lens bị rát mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng với thành phần trong nước ngâm lens hoặc chất liệu của thấu kính.

Thiếu oxy giác mạc

giác mạc bị thiếu oxy

Có đến 80% oxy cung cấp cho các hoạt động ở mắt được lấy từ oxy trong không khí, thông qua quá trình hấp thu oxy trên bề mặt giác mạc. Nhưng khi có sự hiện diện của kính áp tròng thì chúng sẽ ngăn cản quá trình này và khiến mắt bị thiếu oxy, mệt mỏi, kích ứng.

Tình trạng này thường gặp phải khi bạn đeo lens quá lâu mà không cấp ẩm đủ cho mắt, hay sử dụng lens từ chất liệu thông thường. Nếu như bạn bị cận thị nặng thì lens càng dày và lượng oxy cung cấp cho mắt càng ít đi. Để khắc phục điều này, bạn nên lựa chọn lens từ Silicone Hydrogel. Nó có độ thẩm thấu tốt nên sẽ giúp mắt dễ dàng trao đổi oxy hơn.

Tân mạch giác mạc

Tân mạch giác mạc là tình trạng xuất hiện các mạch máu tại giác mạc. Bình thường, đây vốn là một mô trong suốt, hình vòm nằm ở trước nhãn cầu và cho phép ánh sáng đi vào bên trong mắt. Nó có tác dụng bảo vệ mắt và tham gia vào hoạt động khúc xạ của mắt.

Vì giác mạc là một lớp rất mỏng và tiếp xúc trực tiếp với môi trường, kính áp tròng nên rất dễ bị tổn thương. Lúc đó, chúng sẽ xuất hiện các mạch máu – điều mà  bình thường không hề có – và khiến mắt bị đỏ nhiều quanh tròng đen, nhìn mờ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đau nhức mắt…

3/ Khi đeo lens bị đỏ mắt có sao không?

Nếu đeo lens bị đỏ mắt nhẹ và không kèm theo các triệu chứng khó chịu khác thì thường không quá nguy hiểm, chúng thường tự hết sau một vài ngày bạn ngưng sử dụng kính. Nhưng nếu tình trạng đỏ mắt kéo dài, nặng thêm vào kèm theo các triệu chứng khó chịu khác thì bạn không nên chủ quan.

Đeo lens bị đỏ mắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở mắt như viêm giác mạc, tân mạch giác mạc, viêm mống mắt… nếu không được điều trị, chúng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

4/ Cách phòng ngừa mắt bị đỏ vì đeo lens

Để phòng ngừa đỏ mắt và các bệnh về mắt khác dễ gặp phải khi đeo lens, bạn có thể áp dụng cách đeo lens không bị đỏ mắt dưới đây:

  • Lens mới mua về cần ngâm ít nhất 2 – 4 tiếng bằng nước ngâm rồi mới sử dụng.
  • Bảo quản sạch sẽ kính, khay ngâm…
  • Với lens đã sử dụng, nên tráng bằng nước ngâm trước khi ngâm.
  • Không rửa lens bằng nước máy, nước lọc. nước muối sinh lý… mà cần bằng nước ngâm.
  • Thay nước ngâm sau 3 – 4 ngày không sử dụng lens.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo lens, cắt móng tay thường xuyên. Hoặc bạn có thể dùng que hỗ trợ đeo lens.
  • Đeo lens trước khi trang điểm. Bởi nếu trang điểm xong mới đeo lens thì có thể khiến các bụi phấn bay vào mắt làm mắt bị cộm và dễ nhiễm trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi, nước mưa, không tắm biển khi đang đeo lens.
  • Nhỏ mắt 1 – 2 giờ/lần khi đang đeo lens với sản phẩm chuyên dụng để mắt không bị khô, duy trì độ mềm cho lens và ngăn kích ứng mắt.
  • Tháo lens ra ngay khi không sử dụng để mắt được thư giãn.
  • Chỉ dùng lens trong thời hạn sử dụng. Thay lens và khay đựng kính định kỳ.
  • Khám mắt định kỳ.

Khi đeo lens, việc dưỡng ẩm và vệ sinh cho lens rất quan trọng để giữ được cảm giác thoải mái khi đeo và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Để chăm sóc lens và bảo vệ mắt tối ưu, đặc biệt khi phải thường xuyên trang điểm, bạn có thể tham khảo sản phẩm Easy Day – xịt mắt dưỡng kính đầu tiên trên thế giới.

làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt

Nhờ công nghệ “xịt đa tác động” độc đáo, các hạt dung dịch dưỡng li ti sẽ thấm sâu vào vùng kính tiếp xúc nên cho hiệu quả dưỡng ẩm và làm mềm kính nhanh chóng. Đồng thời luồng khí khi xịt cũng cuốn theo oxy, giúp tăng cường sức sống kịp thời cho đôi mắt đang mệt mỏi của bạn.

Hy vọng qua các chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt cũng như phòng ngừa các bệnh về mắt khi đeo lens hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn có thể chia sẻ cùng Eyelink qua bình luận hoặc inbox trực tiếp tới Facebook/ Zalo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *