Chúng ta cần phải lưu ý khi đeo lens cận như thế nào để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và thoải mái nhất. Với những ai bị cận thị thì kính áp tròng sẽ giúp bạn cải thiện tầm nhìn, đồng thời tự do và thoải mái hơn trong nhiều hoạt động so với kính gọng.
Nội dung bài viết
5 Lưu ý khi đeo lens cận bạn cần đặc biệt tuân thủ
Dưới đây là những lưu ý khi đeo lens cận mà bạn nên tìm hiểu và tuân thủ để bảo vệ sức khỏe cho mắt đeo kính áp tròng:
Chọn độ cận phù hợp cho lens
Một trong những lưu ý khi đeo lens cận là trước hết chúng ta cần chọn được độ cận phù hợp cho lens. Vì ôm sát bề mặt giác mạc nên độ cận của lens có hơi khác so với kính gọng thông thường. Ví dụ như, nếu bạn cận từ 3,25 – 5 độ thì độ cận khi đeo lens nên giảm khoảng 0,25.
Trên đây là bảng kiến nghị lựa chọn khi đeo lens. Nhưng để chuẩn xác nhất, bạn vẫn nên đeo thử với các loại lens dùng một lần để kiểm tra xem với độ cận đó, mắt của mình đã nhìn rõ và thực sự thoải mái chưa nhé. Đây cũng là lưu ý khi mua kính áp tròng mà bạn nên chú ý.
Thời gian sử dụng lens cận
Dẫu biết rằng khi bị cận thị, chúng ta luôn cần tới sự hỗ trợ của kính cận thường xuyên. Thế nhưng với kính áp tròng thì bạn không nên dùng quá thường xuyên như kính gọng dù là chất liệu nào. Thay vào đó với những lưu ý khi dùng lens cận, hãy để cho mắt có các khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Ví dụ như: nếu mới sử dụng lens bạn chỉ nên đeo khoảng 3 – 4 tiếng trong ngày đầu tiên, 4 – 5 tiếng trong ngày thứ 2 – 4, 6 – 8 tiếng trong ngày 5 – 6. Sau khi mắt đã quen thì chúng ta có thể duy trì đeo lens đều đặn 6 – 8 tiếng/ngày.
Chúng ta không nên đeo lens quá lâu, bởi kính áp tròng gây khá nhiều vấn đề trên mắt như: khô mắt, mắt thiếu oxy, lens dễ bị bẩn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng… từ đó khiến mắt dễ bị đỏ, ngứa, cộm, nhìn mờ, khô…
Chọn chất liệu lens cao cấp khi phải đeo lens thường xuyên
Nếu phải đeo lens cận thường xuyên thì bạn nên lựa chọn kính áp tròng từ chất liệu Silicone Hydrogel cải tiến, cho khả năng thẩm thấu oxy tốt hơn, đồng thời có khả năng khóa ẩm để ngăn nước trong kính áp tròng bay hơi. Việc lưu ý lựa chọn lens cận từ chất liệu này giúp trải nghiệm đeo kính thoải mái trong thời gian lâu hơn, giải quyết được tình trạng khô, cộm, ngứa… thường gặp phải sau chỉ sau giờ đầu sử dụng ở các chất liệu kính áp tròng trước đây,
Nhỏ mắt dưỡng lens sau mỗi 2 – 3 giờ
Bên cạnh việc chọn chất liệu lens phù hợp thì trong các lưu ý khi đeo lens cận, chúng ta không thể bỏ qua việc nhỏ mắt dưỡng lens. Vì sau khoảng 2 – 3 giờ đeo lens, mắt chúng ta thường bị khô, cộm… Không chỉ là cảm giác khó chịu mà điều này còn là phản ứng ở mắt, cho thấy mắt đang bị tổn thương.
Nước nhỏ mắt chuyên dụng cho lens sẽ có 2 tác dụng chính là làm sạch và cấp ẩm kịp thời cho lens, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi oxy ở mắt diễn ra thuận lợi hơn.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm nhỏ dưỡng lens Clean Drops đến từ Italy. Đây là sản phẩm dưỡng lens đầu tiên tại Việt Nam có thành phần thiên nhiên là Protein lúa mì thủy phân. Hàng triệu phân tử protein vô cùng nhỏ, mang trong mình đặc tính của chất diện hoạt anion thế hệ mới giúp làm sạch chuyên sâu và cấp ẩm kịp thời cho lens.
Chúng ta cần sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng cho lens, không sử dụng nước nhỏ mắt thông thường hay nước muối sinh lý. Nguyên nhân là vì trong các sản phẩm này đều ít nhiều có muối NaCl, sẽ làm lens bị khô và thay đổi màu sắc, giảm chất lượng của lens.
Vệ sinh lens đều đặn
Khác với kính gọng, kính áp tròng luôn cần được vệ sinh và bảo quản cẩn thận với nước ngâm chuyên dụng, dù có sử dụng thường xuyên hay không. Trong lưu ý khi đeo lens cận bạn phải tuyệt đối không được rửa hay ngâm lens với nước lọc, nước muối sinh lý… vì chúng không đảm bảo đủ khả năng làm sạch lens, hay rất dễ chứa nhiều vi khuẩn và thành phần có hại.
Nếu sử dụng lens cận thường xuyên, bạn cần ngâm rửa lens ngay sau mỗi lần sử dụng. Nếu ít sử dụng, bạn cũng cần thay thế nước ngâm lens sau mỗi 2 – 3 ngày. Lưu ý sử dụng nước ngâm còn trong hạn mở nắp nhé.
Một số nguyên tắc khác khi sử dụng lens cận
Có các lưu ý khi dùng kính áp tròng khác mà chúng ta cũng cần chú ý, bao gồm:
- Không đeo lens cận ngủ qua đêm.
- Hạn chế đeo lens cận khi ngủ buổi trưa. Nếu chỉ chớp mắt một lúc khoảng 15 – 30 phút, bạn có thể đeo lens nhưng hãy nhớ nhỏ mắt trước khi ngủ để cấp ẩm và làm sạch cho lens trước.
- Không đeo lens cận đi bơi vì nước hồ bơi có chứa rất nhiều vi khuẩn, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
- Không dùng chung lens cận.
- Không đeo lens cận quá hạn sử dụng và hạn mở nắp.
- Vệ sinh khay đựng lens thường xuyên. Chú ý tời gian sử dụng tối đa của khay đựng là 3 tháng.
- Thay nước ngâm lens sau 30 – 60 ngày mở nắp lọ.
- Luôn rửa tay thật sạch với xà phòng, nước rửa tay trước khi chạm vào lens.
Để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và thoải mái nhất khi đeo lens, bạn hãy chú ý và thực hành theo 6 lưu ý khi đeo lens cận trên đây nhé. Nếu bạn có băn khoăn nào về việc chăm sóc mắt nói chung hay kính áp tròng nói riêng, hãy chia sẻ cùng EYELINK trong phần bình luận nhé!
Any comments?