EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Mắt bị căng tức nguyên nhân do nguyên nhân gì? Các giải pháp

Mắt bị căng tức khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng công việc hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và bạn có thể làm gì để loại bỏ nó?

Nội dung bài viết

1/ Nguyên nhân khiến mắt bị căng tức

Mắt bị căng tức thường đến từ các lý do như:

  • Nhìn vào màn hình thiết bị điện tử nhiều giờ liền
  • Đọc liên tục, không có thời gian dừng lại cho mắt nghỉ ngơi
  • Lái xe đường dài hay thực hiện các hoạt động khác mà mắt cần tập trung liên tục trong thời gian dài
  • Tiếp xúc với ánh sáng chói
  • Căng mắt để nhìn trong ánh sáng rất mờ
  • Có vấn đề tiềm ẩn về mắt: khô mắt, mắc tật khúc xạ về mắt mà không được điều chỉnh
  • Căng thẳng, mệt mỏi
  • Tiếp xúc với không khí chuyển động khô từ quạt, hệ thống sưởi hay hệ thống điều hoà không khí

Trong các lý do kể trên, việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên là lý do phổ biến nhất làm mắt hay bị mỏi, căng tức. Hiệp hội thị lực Hoa kỳ gọi đây là hội chứng thị giác màn hình hay mỏi mắt kỹ thuật số. Những ai nhìn vào màn hình > 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao mắc hội chứng này. Nguyên nhân là vì khi sử dụng thiết bị điện tử, chúng ta có xu hướng ít chớp mắt hơn, sử dụng ở khoảng cách gần hơn, thiết bị có ánh sáng chói, độ tương phản kém…

Ngoài ra, trong một số ít trường hợp mắt bị căng tức có thể đến từ các bệnh lý như:

  • Đục thuỷ tinh thể (cườm khô, cườm đá): giai đoạn đầu ít có triệu chứng, người bệnh có thể nhìn mờ, khô mắt, mỏi và chỉ được phát hiện khi khám chuyên khoa mắt. Khi đã vào giai đoạn muộn, bên cạnh nhìn mờ thì người bệnh bắt đầu nhìn màu kém, mắt nhìn thấy chấm đen, bóng mờ, loá mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh. Nhìn bên ngoài có thể thấy tròng trắng bị mờ đục, do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường làm cấu trúc thuỷ tinh thể bị biến tính, không còn mềm dẻo và trong suốt
  • Khô mắt: mắt bị khô, mỏi… thường gặp ở những ai hay làm việc trong môi trường điều hoà, thời tiết nóng bức, không khí ô nhiễm, khói bụi, tia cực tím… hay ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính (phụ nữ sau mãn kinh)
  • Thoái hoá điểm vàng: căng tức mắt kèm theo nhìn hình méo mó, song thị, mắt nhìn mờ vùng trung tâm, nhìn có ám điểm (điểm mờ đen), nhìn mọi vật mờ và nhạt màu

2/ Mắt bị căng tức khi nào cần đi khám?

Trong phần lớn các trường hợp, mắt bị căng tức thường không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất khi bạn dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi hoặc thực hiện các biện pháp chăm sóc để giảm bớt sự khó chịu cho mắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn cần điều trị.

Bạn nên đi khám bác sĩ khi:

  • Đã dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt nhưng tình trạng không cải thiện
  • Mắt bị đau hoặc kích thích
  • Không thể tập trung
  • Mắt khô, chảy nhiều nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhìn đôi
  • Thay đổi lớn về tầm nhìn
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau ở cổ, vai hoặc lưng

3/ Phải làm sao khi mắt bị căng tức khó chịu?

Để loại bỏ và phòng ngừa cảm giác mắt căng tức khó chịu này, bạn hãy:

  • Sử dụng thiết bị điện tử một cách đúng đắn và khoa học hơn:
    • Nên đặt màn hình cách 20 – 26 inch và thấp hơn tầm mắt một chút
    • Thường xuyên làm sạch bụi và dấu vân tay trên bề mặt màn hình. Các vết ố có thể làm giảm độ tương phản và tạo ra các vấn đề như chói, phản xạ
    • Nên sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh, chọn chế độ bảo vệ mắt trên màn hình
    • Sử dụng trong môi trường đủ ánh sáng và điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp
    • Áp dụng quy tắc 20-20-20: sau mỗi 20 phút nên nhìn vào thứ gì đó cách xa khoảng 20 feet trong ít nhất 20 giây
    • Nên nghỉ giai lao 15 phút sau mỗi 2 giờ sử dụng thiết bị điện tử
  • Chườm mắt với khăn ấm trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp đôi mắt của bạn được thư giãn, giảm khô mắt
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng khi thời tiết khô hanh hoặc trong môi trường điều hoà khô kín
  • Không dụi mắt
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các thành phần tốt cho mắt như omega 3, vitamin A, C, E

Nếu mắt thường xuyên bị khô mỏi, nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo sẽ giúp mắt được phục hồi và loại bỏ các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể tham khảo nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X, với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) giúp giữ ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt và kính áp tròng. Sản phẩm được sử dụng làm giảm triệu chứng khô mắt, giúp tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt.

Sodyal X sử dụng công nghệ màng lọc vô khuẩn (công nghệ OSD – đa liều, không chứa chất bảo quản) giúp chống vi khuẩn xâm nhập vào dung dịch trong lọ. Không sử dụng chất bảo quản. Không gây mờ nhòe, dính sau khi nhỏ mắt.

Nếu mắt bị căng tức không biến mất, hãy hẹn với bác sĩ để được thăm khám mắt toàn diện và loại trừ các trường hợp bệnh lý về mắt nguy hiểm. Hãy chú ý chăm sóc để đôi mắt luôn khoẻ mạnh, rạng ngời bạn nhé!

Any comments?