EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Mắt bị cộm nhưng không có bụi, nên làm gì để hết cộm nhanh chóng

Đôi khi, bạn có thể sẽ cảm thấy mắt bị cộm nhưng không có bụi, cảm giác khó chịu ở mắt mà không hiểu rõ nguyên nhân tại sao và hướng xử trí thế nào để hết cộm được. Đừng lo, Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1/ Nguyên nhân mắt bị cộm nhưng không có bụi

Ngoài bị cộm mắt do bụi, cũng có không ít lý do dẫn tới cảm giác khó chịu này. Theo đó, các nguyên nhân mắt bị cộm nhưng không có bụi có thể kể tới là:

  • Chấn thương mắt trong quá trình lao động
  • Mắt bị khô do:
    • Thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại…
    • Ngủ không đủ giấc, thức khuya
    • Ít chớp mắt
    • Môi trường điều hoà khô kín hoặc nhiều nắng gió
    • Dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài (do tác dụng phụ của các chất bảo quản trong nước nhỏ mắt)
    • Bệnh kết mạc mãn tính
  • Stress, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
  • Mắt bị tổn thương do bệnh lý: đau mắt đỏ, viêm giác mạc, viêm mí mắt, chắp, lẹo, mắt bị dị ứng, sạn vôi (tình trạng lắng đọng canxi tại mắt, người bệnh có cảm giác xốn, cộm như bị bụi lọt vào nên phải chớp mắt nhiều lần, dụi chảy nước mắt…
  • Dị vật trong kết mạc, giác mạc

Lúc này, ngoài cảm giác cộm, đôi mắt của bạn còn có thể bị chảy nước mắt nhiều hơn, mắt có ghèn, cay cay mắt, mắt nổi nhiều hạt, đau mắt, mắt chuyển qua màu vàng nâu, các tia máu trong mắt nổi lên, mắt bị nhoè…

2/ Cách xử lý khi mắt bị cộm nhưng không có bụi

Khi mắt bị cộm nhưng không có bụi, trước hết bạn nên làm rõ nguyên nhân để có phương án xử trí phù hợp.

Như nếu điều này đến từ việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, bạn hãy thay đổi thói quen này, chỉ nên sử dụng chúng khi thật cần thiết và dành các quãng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong quá trình sử dụng, sử dụng chế độ lọc ánh sáng xanh bảo vệ mắt (F.lux, Twilight, Night shift).

Nếu điều này đến từ căng thẳng, thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh…), bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, quan tâm hơn tới sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của bản thân.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý:

  • Nếu cộm mắt nhưng không có bụi do bệnh lý, nên tới khám BS chuyên khoa mắt để được tư vấn điều trị hiệu quả
  • Tránh tối đa việc dụi mắt vì có thể làm ảnh hưởng tới giác mạc
  • Tránh sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mắt
  • Nên đeo kính khi đi đường để tránh dị vật bay vào mắt
  • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, chớp mắt nhiều hơn để mắt duy trì được độ ẩm cần thiết
  • Có thể kết hợp massage mắt nhẹ nhàng, chườm ấm mắt để thư giãn

Bên cạnh đó, để cấp ẩm, chăm sóc mắt một cách tối ưu và an toàn, bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X đến từ Italy.

Sản phẩm có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường. Cho tác dụng dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt (dùng được cho kính áp tròng), giúp tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Đặc biệt, Sodyal X sử dụng công nghệ màng lọc vô khuẩn OSD đa liều không chất bảo quản nên an toàn cho mắt khi sử dụng nhiều lần hay lâu dài.

Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng nước nhỏ mắt thông thường có chứa chất bảo quản một cách thường xuyên, về lâu dài có thể gây phản ứng ngược là làm mắt bị khô, yếu.

Như vậy, mắt bị cộm nhưng không có bụi hoàn toàn có thể xảy ra và có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng này. Bạn hãy làm rõ nguyên nhân và xử trí phù hợp, kịp thời nhé!

Any comments?