EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Máu bầm ở mắt có nguy hiểm không? Cách xử lý và điều trị thế nào

Máu bầm ở mắt có nguy hiểm không? Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chút cảm giác đau nhức khó chịu thì điều này có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt? Có thể tự khỏi không hay bạn sẽ cần điều trị?… Tất cả sẽ được Eyelink giải đáp cùng bạn trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1/ Máu bầm ở mắt có nguy hiểm không?

Máu bầm ở mắt, mắt bầm tím là tình trạng các tế bào hồng cầu tích tụ quanh mắt. Máu bầm ở mắt có nguy hiểm không thì sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Như thông thường, các vết bầm tím nhẹ sẽ tự giảm dần rồi hết hoàn toàn sau 1 – 2 tuần.

Thế nhưng, nếu bạn cảm thấy một trong các dấu hiệu sau thì cần tới khám bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Thị lực thay đổi, yếu dần
  • Đau nhức mắt liên tục
  • Chảy máu mũi hoặc tai
  • Chảy máu ở mắt
  • Mắt không thể di chuyển được
  • Mất ý thức tại thời điểm xảy ra tai nạn
  • Co giật, nôn

Lúc này, bạn cần đi thăm khám, kiểm tra để loại trừ các chấn thương nghiêm trọng liên quan đến xương sọ, vùng não…

2/ Nguyên nhân gây máu bầm ở mắt là gì?

Máu bầm ở mắt có nguy hiểm không cũng liên quan nhiều tới các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các lý do phổ biến có thể kể tới như:

  • Chấn thương mắt do tác động lực từ bên ngoài
  • Chấn thương tại đầu và ảnh hưởng đến mắt
  • Biến chứng sau phẫu thuật mặt hoặc nha khoa

3/ Cách xử lý và điều trị máu bầm ở mắt

Nếu máu bầm ở mắt chỉ là chấn thương nhỏ thì thường không cần điều trị, và bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để nhanh giảm bớt tình trạng này:

  • Chườm lạnh trong vòng 24 – 48h kể từ lúc bị chấn thương để giảm tình trạng máu tích tụ dưới da tạo nên vết bầm, nhiệt độ thấp cũng giúp giảm sưng, giảm đau cho vùng mắt bị chấn thương. Lưu ý, bạn cần chườm qua một lớp khăn, không chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng, cũng không đè mạnh lên nhãn cầu. Nên gối cao đầu để máu có thể dễ dàng chảy về tim, hạn chế dồn lại ở khu vực quanh mắt
  • Chườm nóng sau khi vết sưng đã giảm (thường sau 4 ngày) để máu lưu thông tốt, giảm nhanh vết bầm tím. Có thể kết hợp cùng massage nhẹ nhàng để kích hoạt hệ bạch huyết gần khu vực máu bầm, làm tan máu và phục hồi tổn thương nhanh hơn
  • Một cách chườm nóng khác mà bạn có thể áp dụng là dùng trứng gà luộc còn ấm, bóc vỏ rồi nhẹ nhàng lăn qua lăn lại ở vùng mắt bị bầm tím, 1 – 2 lần/ngày
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động có nguy cơ tổn thương mắt như chơi thể thao, chỉ nên sử dụng thiết bị điện tử khi cần thiết
  • Tuyệt đối không sờ, dụi mắt, băng ép mắt vì có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn
  • Không tự ý mua, bôi thuốc mỡ hay bất kỳ loại thuốc nào khác

Nếu sau 48h mà tình trạng không cả thiện thì bạn cần tới khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Như vậy, đây thường là tình trạng không quá nguy hiểm khi máu bầm ở mắt có nguy hiểm không. Nhưng bạn hãy chú ý áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà để làm tan nhanh vết bầm, mắt sớm phục hồi. Đặc biệt, hãy đi thăm khám nếu kèm theo bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khác.

Any comments?