EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không? Tác hại thực sự của tivi

Ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không? Đây có thực sự là nguyên nhân của cận thị, hại mắt… như chúng ta vẫn tưởng? Sự thật hoàn toàn không phải thế. Hãy cùng Eyelink tìm hiểu qua bài viết.

Nội dung bài viết

1/ Ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không?

Ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không? Thực tế không hề có bằng chứng xác thực nào cho thấy điều này gây hại cho mắt và khiến chúng ta dễ bị cận thị hay mắc các bệnh về hơn. Nó có thể gây mỏi mắt, căng mắt tạm thời nhưng điều này chỉ là thoáng qua, hoặc khiến chúng ta đau đầu, căng thẳng nếu nhìn vào màn hình quá lâu.

Với trẻ em, các con có thể nhìn ở cự ly gần tốt hơn nhiều so với người lớn mà ít bị mỏi mắt. Ngồi gần tivi gây cận thị cũng không có cơ sở khoa học nào cả. Do đó, ba mẹ có thể cho bé xem tivi ở khoảng cách con thấy gần vừa đủ, với:

  • Khoảng cách tối thiểu = Kích thước màn hình (số inch) x 2.54 x 2
  • Khoảng cách tối đa = Kích thước màn hình (số inch) x 2.54 x 3

Nhưng so với khoảng cách thì thời gian xem tivi mới là vấn đề chính mà chúng ta cần quan tâm. Không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng vậy, xem tivi quá nhiều mới là lý do chính cho những tình trạng sức khỏe không đáng có hiện nay.

2/ Tác hại khi sử dụng tivi thời gian dài

Các nghiên cứu cho thấy những người xem tivi quá lâu, hoặc ngay cả ở mức vừa phải cũng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nhận thức, giảm chất xám… hơn nhiều so với những người rất ít khi xem tivi. Nghiên cứu cho thấy, tăng 1h xem tivi trung bình hàng ngày có liên quan tới việc giảm 0,5% khối lượng chất xám. Nếu bạn xem TV thậm chí ở mức độ vừa phải thì 10 năm sau bạn có ít chất xám hơn những người hiếm khi xem TV.

Mặt khác, dành thời gian xem tivi nhiều hơn cần thiết cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giảm hay mất đi thời gian cho các hoạt động có lợi cho sức khỏe, công việc như: đọc sách, chạy bộ, học tập…

Ngồi trên ghế dài nhiều giờ, ngày này qua ngày khác khiến bạn phải đối mặt với việc tăng cân, đau lưng, đau vai, nguy cơ tim mạch và tiểu đường cao hơn, sức khỏe tâm thần kém hơn, giảm khả năng ra quyết định, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng thính giác, thị lực.

Ở trẻ em, một số hệ lụy từ việc xem tivi quá nhiều có thể nghiêm trọng hơn, như:

  • Dễ béo phì: do xu hướng ngồi yên một chỗ và ăn vặt
  • Ảnh hưởng bởi nội dung trên tivi: những trẻ xem hình ảnh bạo lực có khả năng thể hiện hành vi hung hăng nhiều hơn; trẻ coi những điều trên tivi là bình thường và dễ bắt chước (uống rượu, hút thuốc…)
  • Ảnh hưởng bởi các thông điệp quảng cáo, dễ đòi hỏi bố mẹ mua sản phẩm không cần thiết

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em nên là:

  • Trẻ sơ sinh – 18 tháng: Không sử dụng thiết bị điện tử nhưng có thể trò chuyện video với gia đình và người thân
  • Trẻ 18 – 24 tháng: Xem tivi với cha mẹ hoặc người chăm sóc trong khoảng thời gian ít
  • Trẻ mẫu giáo: Xem tivi cùng cha mẹ hoặc người chăm sóc không quá 1 giờ mỗi ngày. Không quên giúp trẻ có thể hiểu những gì chúng đang nhìn thấy
  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 18 tuổi: Thời gian sử dụng tivi, mạng xã hội và trò chơi điện tử cần có giới hạn, và không làm ảnh hưởng tới việc ngủ đủ giấc hay thời gian cho các hoạt động thể chất

Tuy vậy, không phải tivi luôn xấu. Một số chương trình phức tạp hay hài hước cũng sẽ giúp ích cho não bộ và tinh thần của bạn, hay chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện vui vẻ bên gia đình, bạn bè xung quanh một chương trình truyền hình nào đó, từ đó tăng khả năng gắn kết xã hội.

Nhưng dù sao, việc cắt giảm thời gian xem tivi cho những sở thích (đọc sách, viết lách, ca hát, giải ô chữ, nấu ăn, làm đồ thủ công…) hay các hoạt động xã hội cũng có lợi ích tinh thần và sức khỏe nhiều hơn. Vì vậy, bạn và gia đình cũng hãy rèn luyện cho mình thói quen chỉ xem tivi, dùng thiết bị điện tử khi thực sự cần thiết thôi nhé!

3/ Cần làm gì để bảo vệ mắt khi xem tivi?

Dường như không có mối lo ngại nào đáng bận tâm về ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không, nhưng thời gian xem tivi lại là điều quan trọng chúng ta cần để ý. Do đó, để bảo vệ mắt khi xem tivi nói riêng hay chăm sóc mắt nói chung, bạn nên:

Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau mỗi 20 phút nên để mắt nghỉ ngơi ít nhất 20s bằng cách nhìn xa cách 20 feet (khoảng 6m)

  • Chú ý ánh sáng trong môi trường xung quanh: không xem tivi trong môi trường tối. Cân nhắc đặt đèn trong góc hoặc bật đèn giữa phòng
  • Nên đặt tivi ngang tầm nhìn, ngồi ghế có tựa và tựa hết phần lưng vào ghế để tránh cong lưng. Nếu nằm thì cần kê gối đủ cao để bạn không phải rướn cổ mới xem được
  • Nên xoay cổ và nhắm mắt một vài phút sau khi xem tivi hàng giờ liền
  • Chỉ nên xem tivi khi cần thiết
  • Uống đủ nước để tránh khô mắt
  • Ngủ đủ giấc
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Chú ý các thức phẩm tốt cho mắt như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ…

Bên cạnh đó, bạn hãy giảm bớt thời gian xem tivi không cần thiết và thêm thời gian cho các hoạt động ngoài trời, các hoạt động thể thao. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên cũng tốt hơn cho sức khỏe của mắt nói chung và kiểm soát cận thị nói riêng.

Nếu như thường xuyên cảm thấy mắt bị khô, mỏi, nhìn mờ… bạn hãy tham khảo nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X (Italy).

Sodyal X có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc này giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường. Sản phẩm có tác dụng cấp ẩm mắt chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt, giảm nhanh các triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe, phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Sodyal X là nước mắt nhân tạo không chất bảo quản nên thích hợp trong chăm sóc mắt hàng ngày, chăm sóc mắt sau phẫu thuật… nhờ tính an toàn cao.

Hy vọng bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn về ngồi gần tivi có ảnh hưởng gì không. Nhìn chung, khoảng cách này không ảnh hưởng tới mắt, nhưng thời gian xem tivi mới là vấn đề cần quan tâm hạn chế.

Tài liệu tham khảo:

  • https://sites.psu.edu/siowfa15/2015/09/15/does-sitting-too-close-to-the-tv-actually-hurt-your-vision/
  • https://ed.ted.com/best_of_web/xAb6uc9Z
  • https://www.thechildren.com/health-info/conditions-and-illnesses/sitting-too-close-television-bad-eyes
  • https://kidshealth.org/en/parents/tv-affects-child.html
  • https://www.psychologytoday.com/us/blog/open-gently/202106/watching-too-much-tv-is-bad-adults-too
  • https://www.healthline.com/health-news/how-higher-blood-sugar-levels-can-harm-brain-health

Any comments?