Nhắm mắt lại bị đau: Nguyên nhân và hướng xử trí cần thiết

Nhắm mắt lại bị đau do nguyên nhân gì? Nhắm mắt vốn là hoạt động vô thức diễn ra liên tục của cơ thể, chúng ta không chỉ cần nhắm mắt khi ngủ mà còn rất nhiều lần nhắm mắt thoáng qua trong mỗi lần chớp mắt. Vậy nhắm mắt bị đau có nguy hiểm không? Chúng ta nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?

1/ Nguyên nhân nhắm mắt lại bị đau

nhắm mắt lại bị đau

Bất kỳ lý do nào khiến mắt bạn bị đau khi mở mắt đều có thể khiến nhắm mắt lại bị đau, như:

  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Loạn thị
  • Viêm bờ mi
  • Bỏng hóa chất
  • Xước giác mạc
  • Khô mắt
  • Dị vật rơi vào mắt
  • Chấn thương mắt
  • Viêm mống mắt
  • Viêm kết mạc
  • Lẹo mắt
  • Viêm dây thần kinh thị giác

Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp đau mắt thì việc nhắm mắt thường giúp chúng ta đỡ đau hơn, nguyên nhân là vì điều này giúp mắt giảm tiếp xúc với ánh sáng và được bôi trơn bởi nước mắt.

Thế nên, nhắm mắt lại bị đau thường do khô mắt. Và nếu chớp mắt khiến bạn bị đau nhiều hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của: khô mắt, viêm kết mạc, mài mòn giác mạc, nhiễm trùng mí mắt… hay có dị vật trong mắt.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thấy đau mắt dữ dội trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc nhắm mắt, rất có thể bạn đang bị tăng nhãn áp góc đóng và cần đi khám bác sĩ ngay nhé.

2/ Khi nhắm mắt bị đau có sao không?

nhắm mắt lại bị đau

Nhắm mắt lại bị đau có sao không còn tùy thuộc mức độ cơn đau và các triệu chứng khác kèm theo. Nhưng vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh về mắt nghiêm trọng như: khô mắt, viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp… nên bạn vẫn cần tới khám bác sĩ trực tiếp. Nhờ sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại cùng kinh nghiệm chuyên môn, các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Như trong tăng nhãn áp góc đóng. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm khi áp lực bên trong mắt tăng đột ngột, dòng thùy dịch bị chặn lại không thoát ra đuuợc. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Triệu chứng của tăng nhãn áp góc đóng bao gồm: đau mắt, đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, nhìn rất mờ, nhìn thấy cầu vồng hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn…

3/ Cần làm gì khi nhắm mắt bị đau?

Khi nhắm mắt bị đau, nếu cơn đau nhẹ và không có các bất thường khác kèm theo, ban đầu bạn có thể thử nhỏ nước mắt nhân tạo không kê đơn để xem liệu các triệu chứng có giảm hay không. Nước mắt nhân tạo sẽ cấp ẩm và khắc phục tình trạng khô mắt.

Để an toàn và hiệu quả cho đôi mắt đang bị tổn thương, bạn có thể tham khảo nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X (Omisan – Italy) – sản phẩm được nhiều bác sĩ nhãn khoa tin dùng.

nhắm mắt lại bị đau

Sodyal với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường – giúp dưỡng ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, thích hợp với những ai bị khô mắt hay mắt có tổn thương. Bên cạnh đó, vì không có chất bảo quản nên bạn có thể sử dụng Sodyal trong chăm sóc mắt hàng ngày để duy trì cảm giác thoải mái tự nhiên cho mắt và phòng ngừa tốt các vấn đề của mắt.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới các biện pháp bảo vệ mắt khác, bao gồm:

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử khi không cần thiết. Khi sử dụng, cần giữ khoảng cách với màn hình ít nhất 50 – 60cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ, điều chỉnh cỡ chữ và màu sắc chữ phù hợp, sử dụng trong không gian có ánh sáng, lau màn hình thường xuyên để giảm độ tương phản màn hình
  • Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau 20 phút nên nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong ít nhất 20s

Nếu tình trạng nhắm mắt lại bị đau vẫn kéo dài hoặc với mức độ nặng, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày mặc dù bạn đã áp dụng các biện pháp kể trên thì hãy đi khám chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.buoyhealth.com/learn/eye-pain#faqs
  • https://www.healthline.com/health/eye-health/eye-hurts-when-i-blink#causes
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *