Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt, buồn nôn… cảm giác “say máy tính” như khi say tàu xe. Vậy tình trạng này là thế nào và bạn nên làm gì? Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1/ Tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt
- 2/ Nhìn màn hình máy tính chóng mặt có nguy hiểm không?
- 3/ Cần làm gì để không bị chóng mặt khi nhìn máy tính
1/ Tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt
Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt (Cybersickness), hay còn gọi là chứng nôn nao vì chuyển động kỹ thuật số (Digital Motion Sickness). Ở một số người, việc tiếp xúc với màn hình điện tử quá lâu có thể khiến họ bị “say” tương tự như say tàu xe, với các biểu hiện cụ thể là chóng mặt, buồn nôn, đau nửa đầu… thường kèm theo mỏi mắt, khó tập trung, hình ảnh bị chồng chéo… và có thể kéo dài trong nhiều giờ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hiện chưa vẫn rõ nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này, nhưng giả thuyết phổ biến cho rằng điều này xuất phát từ sự xung đột giữa nhận thức thị giác và trải nghiệm vật lý. Đôi mắt của bạn cho rằng bạn đang di chuyển mặc dù cơ thể không cảm thấy như thế.
Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng theo những mức độ khác nhau, và phổ biến hơn ở những người có tiền sử đau nửa đầu, người dễ say tàu xe, người có tiền sử chấn động hoặc vấn đề tiền đình, người giữ thăng bằng kém, trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ.
2/ Nhìn màn hình máy tính chóng mặt có nguy hiểm không?
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều là điều không tốt cho bất kỳ ai. Nhưng ở một số cá nhân, nó còn có thể dễ dàng gây nên triệu chứng say màn hình, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu…
Mặc dù các triệu chứng ban đầu là lành tính nhưng chúng có thể tác động lâu dài đến 24h sau khi sử dụng thiết bị. Và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, nhất là khi bạn cần lái xe, di chuyển nhiều, giảm khả năng phối hợp và sự chú ý.
3/ Cần làm gì để không bị chóng mặt khi nhìn máy tính
Nếu như nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt, trong khi đây là công việc bắt buộc mà bạn khó lòng loại bỏ thì hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây để kiểm soát tốt tình trạng này:
- Điều chỉnh thiết bị ở vị trí và không gian phù hợp (có ánh sáng), điều chỉnh độ sáng và hiển thị màn hình phù hợp để đôi mắt của bạn được thoải mái nhất, giảm mệt mỏi
- Sử dụng chế độ bảo vệ mắt, hạn chế ánh sáng xanh của thiết bị điện tử
- Bố trí không gian thoáng xung quanh để giảm thiểu nguy cơ bị thương nếu bạn chóng mặt và mất thăng bằng
- Nghỉ giải lao nếu cảm thấy khó chịu
- Định hướng lại não bộ và cơ thể bằng cách dứng dậy và đi lại thường xuyên hơn, trung bình sau mỗi 30 phút. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hơn về vị trí chính xác của nó trong không gian, giảm xung đột giác quan
- Sử dụng quy tắc 20-20-20: sau mỗi 20 phút nên để mắt nghỉ ngơi, giảm khô, mỏi mắt bằng cách nhìn ra xa ít nhất 20 feet (6m) trong khoảng 20 giây
- Sử dụng nước mắt nhân tạo để cấp ẩm kịp thời cho mắt
Để chăm sóc mắt một cách hiệu quả và an toàn, nhất là khi thường xuyên phải tiếp xúc với thiết bị điện tử, làm việc trong môi trường điều hoà khô kín… bạn có thể tham khảo nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X đến từ Italy.
Sodyal X có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường – dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Sodyal X sử dụng cho mắt trong trường hợp:
- Sử dụng máy tính kéo dài gây khô mắt, mỏi mắt, suy giảm thị lực
- Sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không khí khô, ô nhiễm gây khô mắt, kích ứng mắt
- Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài
- Sau khi thực hiện một số thủ thuật nhãn khoa
Vì hoàn toàn không chứa chất bảo quản nên Sodyal X an toàn cho mắt khi sử dụng nhiều lần và lâu dài, thích hợp trong chăm sóc mắt hàng ngày.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt. Đặc biệt là có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích để khắc phục hay kiểm soát tốt tình trạng này.
Any comments?