Sẹo giác mạc sẽ làm sai lệch đường khúc xạ của ánh sáng và ảnh hưởng đáng kể tới thị giác. Vậy sẹo giác mạc có hết không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa chúng thế nào?… Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1/ Sẹo giác mạc có hết không?
- 2/ Tìm hiểu sẹo giác mạc là gì?
- 3/ Dấu hiệu có sẹo giác mạc
- 4/ Nguyên nhân gây ra sẹo giác mạc
- 5/ Sẹo giác mạc có chữa được không?
- 6/ Phòng tránh sẹo giác mạc như thế nào?
1/ Sẹo giác mạc có hết không?
Giác mạc là môi trường trong suốt, tham gia vào chức năng quang học ở mắt để giúp bạn có thể nhìn rõ hình ảnh xung quanh. Chính vì thế, khi giác mạc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nhiều tới thị lực. Vết sẹo càng dày, rộng và càng gần trung tâm thì mức độ ảnh hưởng càng nhiều.
Sẹo giác mạc có hết không? Câu trả lời là tùy mức độ tổn thương và việc điều trị của bạn. Như nếu chấn thương hoặc nhiễm trùng tác động đến các lớp sâu hơn của giác mạc thì các tổn thương này rất khó có thể hồi phục được.
Hiện nay đã có nhiều phương pháp có thể làm mờ, mỏng sẹo. Trong trường hợp sẹo quá rộng và dày gây mất thị lực thì các bác sĩ có thể sẽ lựa chọn điều trị là phẫu thuật ghép giác mạc.
Ngay khi nhận thấy các tổn thương ở mắt, dấu hiệu sẹo giác mạc thì bạn nên đi khám bác sĩ để được xử lý ngay bởi các tổn thương này có thể khiến giác mạc ngày càng mờ đục, thậm chí là mù lòa.
2/ Tìm hiểu sẹo giác mạc là gì?
Giác mạc (Cornea) là lớp màng trong suốt, bảo vệ phần trước của bề mặt nhãn cầu, đồng thời kiểm soát ánh sáng đi vào mắt, giúp chúng hội tụ đúng vị trí, từ đó mà chúng ta có thể nhìn rõ hình ảnh.
Bình thường, giác mạc có khả năng đàn hồi và tự phục hồi sau những vết trầy xước nhỏ. Tuy nhiên, với các tổn thương sâu, ảnh hưởng đến các lớp bên dưới (lớp Bowman và lớp mô đệm) thì có thể để lại sẹo giác mạc. Vì bề mặt giác mạc thay đổi nên sẽ ảnh hưởng tới thị lực, thậm chí là mù lòa. Đây cũng là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây mù (sau glôcôm, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác).
3/ Dấu hiệu có sẹo giác mạc
- Mắt đau nhói, nóng rát
- Cảm giác có dị vật trong mắt, cộm mắt
- Nhìn mờ, giảm thị lực
- Đỏ mắt
- Sưng mí mắt
- Chảy nước mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
4/ Nguyên nhân gây ra sẹo giác mạc
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sẹo giác mạc, bao gồm:
Chấn thương giác mạc
Xảy ra khi có dị vật lọt vào mắt, gây ra vết cắt hoặc trầy giác mạc. Nguyên nhân cụ thể của tổn thương này gây ra sẹo giác mạc bao gồm:
- Kích ứng hóa chất
- Dị vật bay trong mắt: cát, bụi, mùn cưa…
- Chấn thương phóng xạ từ mặt trời, đèn mặt trời, tia lửa hàn.
- Biến chứng khi đeo kính áp tròng: đeo kính áp tròng qua đêm, đeo kính bị xước, kính áp tròng bị khô…
Thông thường, các vết xước nhẹ sẽ tự lành trong vòng 2 ngày. Các tổn thương nghiêm trọng có thể mất nhiều thời gian hơn và có các triệu chứng kích ứng, đau, rát, đỏ và ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Với những ai cần đeo kính áp tròng nhiều giờ liền hay thường xuyên, bạn nên mang theo bên mình một chai nước nhỏ mắt chuyên dụng để sử dụng ngay khi mắt bắt đầu cảm thấy khô, cộm, hoặc sau mỗi 2 giờ đeo lens. Không thể phủ nhận tính tiện dụng của kính áp tròng, nhưng vì ôm sát bề mắt giác mạc nên nó rất dễ gây ra các vấn đề nhiễm trùng mắt.
Bạn có thể tham khảo nước nhỏ mắt Clean Drops (Italy). Với thành phần tự nhiên là protein lúa mì thủy phân (protelan VE/K), Clean Drops mang đến giải pháp chăm sóc mắt khi đeo lens hiệu quả và an toàn, bạn có thể sử dụng nhiều lần và lâu dài để duy trì cảm giác thoải mái khi đeo lens và ngăn ngừa tốt các bệnh về mắt dễ gặp phải.
Viêm giác mạc
Nếu không được điều trị, viêm giác mạc có thể lan tới lớp đệm sâu trong giác mạc, gây tổn thương và để lại sẹo. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ các tổn thương như:
- Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
- Herpes zoster (bệnh zona)
- Loạn dưỡng giác mạc (thường do di truyền)
Các tình trạng sức khỏe khác
- Hội chứng nội mô giác mạc – mống mắt.
- Hội chứng Stevens – Johnson.
5/ Sẹo giác mạc có chữa được không?
Sẹo giác mạc có hết không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và độ nghiêm trọng. Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sẹo giác mạc phù hợp nhất cho bạn, như:
- Đeo kính mắt, kính áp tròng
- Dùng thuốc uống
- Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, kháng viêm steroid
- Điều trị gọt giác mạc bằng tia laser: áp dụng với các vết sẹo giác mạc mỏng (thường < 100 micron)
- Ghép giác mạc: giác mạc bị hỏng được thay thế bằng mô hiến tặng hoặc giác mạc nhân tạo
Điều trị càng chậm trễ sẽ càng ảnh hưởng xấu và khó chữa hơn. Mặt khác, ghép giác mạc cho tỷ lệ thành công cao nhưng khá tốn kém và khả năng phục hồi thị lực còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, do đó bạn vẫn nên chú ý chăm sóc cho đôi mắt của mình hàng ngày và đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy bất thường xuất hiện.
6/ Phòng tránh sẹo giác mạc như thế nào?
Để phòng tránh sẹo giác mạc, bạn nên chú ý chăm sóc cho đôi mắt hàng ngày và giải quyết sớm các vấn đề ở mắt nếu chúng xuất hiện, như:
- Sử dụng kính bảo hộ nếu nơi làm việc có nhiều dị vật như bụi kim loại, bụi gỗ…
- Đeo kính râm khi đi ngoài trời
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, Lutein, Omega-3: cá, trứng, cà rốt, cà chua, ớt đỏ, nước cam…
- Chăm sóc mắt và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng khi đeo kính áp tròng
- Dùng nước mắt nhân tạo để cấp ẩm cho mắt
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh ở mắt, khi có dị vật rơi vào mắt, khi thị lực thay đổi…
Khô mắt không chỉ đơn giản là gây ra cảm giác ngứa cộm, mỏi mắt khó chịu cho người bệnh mà còn là điều kiện thuận lợi cho các vấn đề ở mắt tiến triển, dễ nhiễm trùng mắt, mắt yếu đi… và ảnh hưởng đến việc tập trung.
Với những ai cần chăm sóc mắt thường xuyên, như hay phải tiếp xúc với màn hình máy tính, môi trường dễ gây khô mắt (điều hòa khô kín, môi trường nhiều nắng gió), để an toàn nhất cho mắt, bạn nên tham khảo sử dụng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal – X.
Thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường – Sodyal – Xdưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng giúp tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Như vậy, sẹo giác mạc có hết không còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và việc chăm sóc mắt sau đó. Bạn hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám theo lịch trình để đôi mắt khỏe mạnh, thị lực cải thiện một cách tốt nhất nhé!
Any comments?