EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Tác hại của Ortho - K và các nhược điểm cần biết khi sử dụng

Chúng ta cũng cần biết các tác hại của Ortho – K và các hạn chế của phương pháp này để kiểm tra xem nó có thực sự phù hợp với mình hay không. Việc đeo kính áp tròng cứng Ortho – K ban đêm có thể giúp người mắt tật cận thị, loạn thị… nhìn rõ ban ngày mà không cần dùng kính gọng hay kính áp tròng.

Nội dung bài viết

1/ Các tác hại của Ortho – K có thể gặp phải

Ortho – K giúp cải thiện thị lực mà không cần phẫu thuật, an toàn cho người cận thị, loạn thị. Phương pháp này đã được FDA cấp giấy chứng nhận an toàn cho người tiêu dùng vào năm 2002 và được chấp thuận tại mọi quốc gia.

Thế nhưng, vẫn có những tác hại của Ortho – K nếu sử dụng không đúng cách:

  • Ortho – K làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt (viêm giác mạc do vi khuẩn): thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên – nhóm đối tượng còn ít ý thức trong việc giữ vệ sinh cá nhân.
  • Kính áp tròng bị lệch vị trí khi ngủ nên khiến thị lực bị biện dạng vào hôm sau. Kéo theo đó là một số cơn đau, đỏ mắt và tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Dù được thiết kế dạng thấm khí để đảm bảo cho quá trình trao đổi oxy ở mắt thuận lợi, nhưng khi ôm sát bề mặt giác mạc thì kính áp tròng Ortho – K vẫn hạn chế phần nào quá trình trao đổi oxy ở mắt, khiến mắt dễ thiếu oxy và bị khô.

Tuy nhiên, những tác hại của Ortho – K rất ít xảy ra nếu bạn luôn giữ tròng kính sạch sẽ, dưỡng ẩm mắt và không dụi mắt mạnh khi đeo kính.

Bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng lens Clean Drops (Italy) – có tác dụng bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính. Với thành phần thiên nhiên protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K) và không chứa chất bảo quản có độc tính, bạn có thể yên tâm sử dụng Clean Drops nhiều lần và lâu dài.

Một đánh giá có hệ thống về tính an toàn của Kính áp tròng cứng Ortho – K trong điều chỉnh cận thị, thực hiện bởi Yue M. Liu và cộng sự (Trường đo thị lực (YML), Đại học California, Berkeley, CA), 170 ấn phẩm (58 tài liệu tiếng Anh và 112 tài liệu Trung Quốc) đã được lựa chọn. Kết quả cho thấy có đủ bằng chứng chỉ ra Ortho – K là một lựa chọn an toàn để điều chỉnh và kiểm soát cận thị. Và thành công về lâu dài của phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố: lắp mắt kính đúng cách, tuân thủ chăm sóc mắt nghiêm ngặt, tái khám định kỳ và điều trị kịp thời các biến chứng.

2/ Nhược điểm của kính Ortho – K khi sử dụng

Bên cạnh những Tác hại của Ortho – K bạn cần nắm được trước khi sử dụng, bạn cũng cần phải biết về những nhược điểm của loại kính này khi sử dụng và điều trị để xem có phù hợp và cần lưu ý gì không.

Khó chịu trong những lần sử dụng đầu tiên

Đối với những ai chưa từng đeo kính áp tròng thì điều này sẽ đôi chút khó chịu, nhất là khi bạn phải đeo nó lúc ngủ. Trong những ngày đầu tiên, bạn có thể bị chảy nước mắt, cộm, tăng ghèn mắt và nhìn mờ. Tuy nhiên, đây là các triệu chứng bình thường khi sử dụng bất kỳ loại kính áp tròng nào, nó không ảnh hưởng tới giác mạc nên bạn không cần lo lắng quá nhé.

Nhiều bước thực hiện khi sử dụng và bảo quản kính

Việc lắp, tháo và bảo quản kính áp tròng sẽ gồm nhiều bước và cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo thời gian sử dụng kính được lâu bền. Như:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lắp hay tháo kính.
  • Nhỏ nước mắt nhân tạo sau khi đeo và trước khi tháo để dưỡng ẩm cho mắt và kính.
  • Ban ngày cần bảo quản kính trong nước ngâm lens chuyên dụng và thay nước ngâm mới hàng ngày.
  • Vệ sinh khay đựng lens 2 lần/tuần với nước muối sinh lý, lau khô với khăn giấy sau đó tráng qua với nước ngâm.
  • Thay khay ngâm mới 2 – 3 tháng/lần.

Khâu vệ sinh rất quan trọng để không dẫn tới các tác hại của Ortho – K.

Bên cạnh đó, việc đeo kính áp tròng những lần đầu tiên sẽ khó khăn với một số bạn. Bạn sẽ cần tới sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngón tay: Đặt kính áp tròng lên ngón trỏ. Mở mắt to rồi dùng ngón giữa kéo nhẹ mi mắt dưới xuống. Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa tay còn lại kéo nhẹ mi mắt trên. Sau đó đặt kính vào trong mắt. Chớp nhẹ vài lần để kính áp tròng di chuyển tới đúng vị trí.

Cần thời gian để thị lực đạt mức tối đa

Với kính áp tròng mềm hay kính gọng, bạn có thể nhìn rõ nét ngay khi đeo kính. Nhưng với kính áp tròng cứng Ortho – K, bạn sẽ cần khoảng 1 – 4 tuần để đạt được kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo giấc ngủ đủ giấc (6 – 8 tiếng/tối) để có thị lực tốt nhất vào ngày hôm sau.

Hiệu quả khác nhau ở mỗi người

Việc đeo kính áp tròng cứng ban đêm Ortho – K hiệu quả thế nào còn tùy thuộc vào đặc điểm giác mạc, độ cận, độ loạn… của mỗi người. Nên trước khi lựa chọn giải pháp này, bạn hãy lựa chọn các cơ sở uy tín để được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và cho lời khuyên phù hợp nhất nhé.

Không hết độ cận vĩnh viễn

Ortho – K không phải là giải pháp chữa cận thị. Nó có tác dụng tương tự như kính áp tròng mềm hay kính gọng là giúp bạn nhìn rõ và kiểm soát cận thị tốt hơn. Thế nhưng, thay vì đeo vào ban ngày thì Ortho – K sẽ được đeo lúc bạn đi ngủ để có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau. Khi ngưng sử dụng, hình dáng giác mạc sẽ trở lại hình dạng ban đầu và độ cận trở lại như cũ.

Liệu pháp này chỉ mang tính chất tạm thời. Với trẻ đang phát triển thì liệu pháp này được khuyến khích hơn vì nó có thể giúp làm giảm độ cận, giảm điều tiết cho mắt và ổn định tật khúc xạ.

Cần khám mắt định kỳ

Khi sử dụng kính Ortho – K, bạn cần thường xuyên tái khám để kiểm tra sức khỏe mắt và đo sự tiến triển của giác mạc, Bạn có thể sẽ được đổi sang kính với độ cong khác phù hợp hơn.

Tuy rằng vẫn còn các tác hại của Ortho – K cũng như một số hạn chế, nhưng nó rất ít xảy ra nếu bạn chăm sóc mắt và kính áp tròng đúng cách. Sẽ không còn quá khó khăn nếu chúng ta đã quen với thao tác khi sử dụng.

Any comments?