Cảm giác cay mắt khi vừa mới đeo lens hoặc sau 2, 3 giờ sử dụng sẽ khiến bạn khó chịu. Vậy tại sao đeo lens bị cay mắt? Nó có nguy hiểm không? Và bạn nên xử trí thế nào trong trường hợp này?
Nội dung bài viết
- 1/ Tại sao đeo lens bị cay mắt?
- 2/ Khi đeo lens bị cay mắt có sao không?
- 3/ Đeo lens bị cay mắt thì phải làm sao?
1/ Tại sao đeo lens bị cay mắt?
Khi đeo lens có rất nhiều người gặp phải triệu chứng cay mắt. Cùng tìm hiểu các nguyên do để phòng tránh và bảo vệ cho mắt luôn khỏe mạnh khi sử dụng kính áp tròng. Có 4 nguyên nhân tại sao đeo lens bị cay mắt, nóng rát chính:
Mắt nhạy cảm với chất bảo quản
Khi đeo lens lần đầu bị cay mắt, bạn hãy kiểm tra lại mình đã ngâm lens đủ 8 tiếng với nước ngâm hay chưa. Khi lens mới mua về, bạn không nên sử dụng ngay mà cần làm sạch lens với nước ngâm chuyên dụng trước.
Nếu đây là lens cũ, nhưng vừa mới đeo lens vào bạn đã có cảm giác cay xót, thì nguyên nhân tại sao đeo lens bị cay mắt có thể đến từ việc mắt bạn bị nhạy cảm với chất bảo quản hoặc thành phần khác trong nước ngâm lens.
Ngay cả khi bạn đã sử dụng cùng loại nước ngâm đó nhiều tháng, nhiều năm thì hiện tượng phản ứng chậm này vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt là thành phần chất bảo quản trong nước ngâm, khi tiếp xúc thường xuyên và nhiều lần sẽ từ từ tích tụ trong mắt của bạn, làm mắt yếu đi và xuất hiện phản ứng dị ứng.
Lens bị hỏng do tiếp xúc với nước máy, nước mưa
Khi lỡ để lens tiếp xúc với các loại nước khác ngoài nước ngâm lens, như nước máy, nước mưa. Lúc này, bạn nên thay cặp lens mới vì dù có ngâm lại lens, khả năng cao lens vẫn khiến bạn bị cay mắt và không dùng được nữa.
Dị ứng mắt
Ngoài các thành phần trong nước ngâm lens, nguyên nhân đeo kính áp tròng bị cay mắt cũng có thể xuất phát từ các yếu tố dị ứng khác trong không khí như: bụi, phấn hoa, lông động vật… chúng có thể tích tụ trên kính áp tròng, khiến mắt bạn bị cay kèm theo ngứa, cộm.
Nếu bạn không thuộc cơ địa dị ứng mà vẫn gặp tình trạng này thì nên nhỏ rửa mắt thường xuyên sau mỗi 2 – 3 giờ đeo kính để làm sạch và dưỡng ẩm kịp thời cho mắt.
Kính áp tròng bị bẩn
Các cặn protein, lipid, phấn trang điểm, vi khuẩn, bụi bẩn… sẽ dần tích tụ trên kính áp tròng của bạn theo thời gian. Điều này không chỉ khiến bạn bị nhìn mờ đi mà còn làm giảm dần khả năng thẩm thấu oxy của thấu kính và gây nên kích ứng mắt, nóng, cay mắt.
Khô mắt
Khô mắt cũng là nguyên nhân khiến đeo lens vào bị cay mắt. Khi bị khô, mắt sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn trước các kích thích. Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng, làm việc trước màn hình máy tính nhiều giờ… thì bạn nên để ý tới nguyên nhân này. Bởi khô mắt kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng ở mắt.
Bạn sẽ cần nhỏ thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo để cấp ẩm kịp thời cho mắt.
2/ Khi đeo lens bị cay mắt có sao không?
Tại sao đeo lens bị cay mắt, đeo lens bị cay mắt nguy hiểm thế nào còn phụ thuộc nguyên nhân và mức độ khó chịu, các triệu chứng liên quan mà bạn đang gặp phải. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào, đây đều là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng để loại bỏ các tác nhân gây hại. Bạn cần tháo kính áp tròng và có biện pháp xử lý ngay, để phòng các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn mắt và các bệnh về mắt như mài mòn giác mạc, mắt nhiễm nấm, loét giác mạc…
3/ Đeo lens bị cay mắt thì phải làm sao?
Khi đeo lens bị cay mắt, bạn nên:
- Tháo và làm sạch kính áp tròng bằng nước ngâm một lần nữa để loại trừ nguyên nhân bụi bẩn.
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo.
Trước khi đeo kính áp tròng trong lần sử dụng tiếp theo, bạn cũng nên rửa qua kính áp tròng với thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho lens trước để loại bỏ các chất bảo quản, chất làm sạch trong nước ngâm lens.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm nhỏ dưỡng lens Clean Drops đến từ Italy. Với thành phần là hàng triệu phân tử Protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K) mang tính diện hoạt anion thế hệ mới, Clean Drops cho khả năng làm sạch, cấp ẩm sâu và nhanh chóng cho toàn bộ bề mặt kính áp tròng, giúp bạn lấy lại cảm giác thoải mái như lúc mới đeo. Đồng thời ngăn ngừa các cảm giác khó chịu thường gặp phải khi đeo kính áp tròng như khô, cay, cộm, ngứa, đỏ, nhìn mờ…
Bạn có thể dùng Clean Drops nhỏ mắt dưỡng lens khi đang đeo kính, hay vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi đeo.
Để giữ cho mắt khi đeo lens luôn khỏe, bạn cũng nên:
- Đeo lens đúng giờ quy định, tối đa 6 – 8 giờ/ngày. Không nên đeo lens quá lâu khi không thực sự cần thiết, đặc biệt là không đeo lens khi đi ngủ.
- Nhỏ dưỡng lens sau mỗi 2 giờ sử dụng để làm sạch và cấp ẩm kịp thời cho lens, duy trì khả năng thẩm thấu oxy của lens tốt.
- Không đeo lens đi biển, đi bơi.
- Kiểm tra tình trạng lens thường xuyên để đảm bảo lens không bị xước, rách. Vì các vết xước, rách sẽ là địa điểm lý tưởng để bụi bẩn, vi khuẩn bám chắc vào.
- Nên có một cặp kính chắn bụi khi đi ngoài đường.
- Vệ sinh và bảo quản lens đúng cách, đủ thời gian với nước ngâm chuyên dụng.
Nếu sau khi đeo lại lens đã ngâm rửa lần nữa, hay thậm chí là thay lens mới hoàn toàn mà bạn vẫn gặp tình trạng này thì hãy đi khám ngay.
Mong rằng qua các chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được tại sao đeo lens bị cay mắt và biết cách xử trí phù hợp. Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể để lại câu hỏi để các Dược sĩ EYELINK hỗ trợ nhé!
Any comments?