EYELINK - Chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng

Tân mạch giác mạc là gì? Các dấu hiệu thường gặp để điều trị

Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tân mạch giác mạc còn ảnh hưởng đáng kể tới thị lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có hơn 1,4 triệu người mỗi năm bị đe dọa thị lực bởi chứng bệnh này. Vậy tân mạch giác mạc là gì? Nó nguy hiểm thế nào và bạn nên làm gì khi không may mắc phải tình trạng này?

Nội dung bài viết

1/ Tân mạch giác mạc là gì?

Giác mạc là cấu trúc hình vòm, trong suốt bao phủ mống mắt. Tất cả các mô trong cơ thể đều cần oxy cho quá trình trao đổi chất và chúng lấy oxy từ mạch máu. Tuy nhiên, giác mạc là một mô vô mạch, tức không có mạch máu để đảm bảo độ trong suốt của nó. Giác mạc sẽ lấy oxy thông qua sự hấp thu từ màng phim nước mắt và khí quyển thay vì mạch máu.

Tân mạch giác mạc chính là tình trạng giác mạc xuất hiện các mạch máu và không còn trong suốt như bình thường. Tình trạng này xảy ra khi mắt bị thiếu oxy lâu dài, buộc giác mạc phải phản ứng bằng cách cho phép các mạch máu nhỏ mới phát triển.

Tân mạch giác mạc hay xảy ra nhất ở những người đeo kính áp tròng thường xuyên mà không có các biện pháp bảo vệ, chăm sóc mắt đúng cách. Kính áp tròng ôm sát bề mặt giác mạc nên ngăn cản sự tiếp xúc với oxy không khí. Mặt khác, nó hút nước nên khiến màng phim nhước mắt bị khô, nếu không được ấp ẩm kịp thời thì quá trình hấp thu oxy tại mắt lại càng giảm.

Ngoài ra, tân mạch giác mạc cũng cũng có thể đến từ các nguyên nhân như: tổn thương mắt do hóa chất, chấn thương mắt, bệnh tự miễn, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, viêm giác mạc nhiễm trùng và thải ghép giác mạc.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Đeo kính áp tròng
  • Cận thị nặng
  • Khô mắt
  • Người mắc bệnh về bề mặt mắt (rosacea, lupus)
  • Người mắc bệnh viêm tiềm ẩn (bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn)
  • Người mắc bất kỳ nhiễm trùng mắt nào

2/ Các dấu hiệu tân mạch giác mạc thường gặp

Tân mạch giác mạc với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các mạch máu nhỏ ở giác mạc. Chúng phát triển từ cạnh giác mạc và tiến dần về trung tâm. Ban đầu là các tân mạch mịn, nông và sau là các tân mạch sâu, dần dần ảnh hưởng tới thị lực.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra mình đang bị tân mạch giác mạc vì các triệu chứng ban đầu khá mơ hồ, thường chỉ là cảm giác đeo kính áp tròng không được thoải mái như trước đây hay thị lực suy giảm chút ít.

Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ là đèn khe để nhìn vào kính áp tròng và bề mặt giác mạc bên dưới. Với độ phóng đại và nguồn sáng lớn, bác sĩ có thể nhìn thấy mô giác mạc và các mạch máu xâm nhập nếu có một cách rõ ràng mà chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường được.

3/ Bị tân mạch giác mạc có nguy hiểm không?

Mặc dù quá trình tạo tân mạch giác mạc là hữu ích để đôi mắt chúng ta vẫn được cung cấp đủ oxy nhưng nó lại hy sinh độ trong của giác mạc. Đặc biệt khi các mạch máu mới này không bình thường và không biến mất hoàn toàn.

Không chỉ do vị trí phát triển bất thường mà các tân mạch này còn có kích thước và hình dạng chưa trưởng thành, có thể dẫn tới viêm dai dẳng, lắng đọng protein và lipid trong lòng mô và để lại sẹo. Về lâu dài, điều này thúc đẩy quá trình thải ghép giác mạc và làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.

4/ Cách điều trị tân mạch giác mạc hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tân mạch giác mạc, trong đó mỗi phương pháp thường chỉ cho hiệu quả một phần và để lại nhiều tác dụng phụ:

  • Sử dụng thuốc chống viêm NSAID và corticosteroid tại chỗ: giúp giảm tình trạng viêm tại giác mạc nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ gây bội nhiễm, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Và nó chỉ có tác dụng với các mạch máu mới, không tác động được trên các tân mạch trưởng thành đã có từ trước
  • Thuốc kháng VEGF: có tác dụng ức chế hình thành các mạch máu mới, dùng qua đường tiêm trực tiếp vào mắt và cho hiệu quả cao
  • Làm mềm bằng kim nhỏ (FND): là thủ thuật ít tốn kém chi phí, có thể dùng để thay thế cho phương pháp phẫu thuật bằng Laser. Tuy nhiên, nó có thể để lại tác dụng phụ nghiêm trọng là thủng giác mạc trong quá trình luôn kim, mờ giác mạc thoáng qua, xuất huyết nội mạc…
  • Laser: để xóa bỏ mạch máu trong giác mạc. Phương pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần và kém hiệu quả trong trường hợp tân mạch lan rộng. Tác dụng phụ có thể gặp phải là xuất huyết, mỏng giác mạc, lắng đọng tinh thể trên mống mắt, teo mống mắt…
  • Liệu pháp quang động (PDT): tạo ra phản ứng oxy hóa để phá hủy tế bào nội mô và màng đáy mạch máu, giúp phá hủy tân mạch mà không ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Đây là phương pháp an toàn, ít xâm lấn
  • Cấy ghép giác mạc

Và hiện nay, chỉ định ưu tiên thường là sử dụng thuốc corticosteroid và thuốc kháng VEGF. Khi việc dùng thuốc kém hiệu quả thì các hình thức phẫu thuật xâm lấn sẽ được cân nhắc.

Như vậy sau khi tìm hiểu tân mạch giác mạc là gì, đây là tình trạng mà chúng ta không nên chủ quan. Và để hạn chế tân mạch giác mạc do đeo kính áp tròng, bạn cần chú ý nhỏ dưỡng mắt với nước nhỏ mắt chuyên dụng sau mỗi 2h đeo kính, hoặc ngay khi mắt cảm thấy khô, cộm… Nước nhỏ mắt sẽ kịp thời cấp ẩm và làm sạch cho kính, duy trì khả năng trao đổi oxy tại mắt.

Clean Drop và Easy Days hiện là bộ sản phẩm dưỡng kính áp tròng với nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với những ai đeo kính áp tròng thường xuyên hay đơn giản là muốn giải pháp chăm sóc mắt an toàn nhất.

Clean Drops là dung dịch nhỏ mắt với thành phần thiên nhiên – protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K) – đầu tiên tại Việt Nam. Có tác dụng bôi trơn, dưỡng ẩm, giúp quá trình trao đổi oxy tại mắt thuận lợi và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp bạn đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…

Easy Day Multi Action Spray là sản phẩm xịt mắt dưỡng kính áp tròng với công nghệ “xịt đa tác động” độc đáo. Nhờ tác động xịt này, oxy từ không khí được cuốn theo và tăng cường cung cấp cho mắt. Bạn có thể dưỡng mắt nhanh chóng ngay ở tư thế ngồi thoải mái và cũng không lo ảnh hưởng tới lớp trang điểm.

Clean Drop và Easy Days là hàng nội địa Italy 100% và được phân phối chính hãng tại Việt Nam theo cấp phép của Bộ Y tế. Bộ sản phẩm dùng được cho mọi loại kính áp tròng, an toàn khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ tân mạch giác mạc là gì cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Hãy chú ý giữ cho đôi mắt luôn đủ độ ẩm, đặc biệt với những ai sử dụng kính áp tròng để có đôi mắt luôn sáng khỏe bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://eyewiki.org/Corneal_Neovascularization#:~:text=Corneal%20neovascularization%20(NV)%20is%20a,deep%20areas%20of%20the%20cornea.
  • https://www.columbiaeye.org/education/digital-reference-of-ophthalmology/cornea-external-diseases/non-infectious/corneal-neovascularization
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6531773/
  • http://www.drshalupal.com/view/article_233.3conx
  • https://eandv.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40662-017-0094-6

Any comments?