Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Có thể chữa được không

Vấn đề tăng nhãn áp có phải là cận thị luôn được rất nhiều người băn khoăn bởi họ luôn nhầm lẫn và cho rằng hai bệnh lý này là như nhau. Tuy nhiên điều này có đúng không? Câu trả lời là gì? Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây!

1/ Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Trên thực tế, tăng nhãn áp không phải là cận thị. Bởi đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng mọi người vẫn thường nhầm tưởng chúng là một khi mắt gặp các tổn thương nhất định.

Lý giải nguyên nhân 2 bệnh lý này không giống nhau:

Cơ chế

– Tăng nhãn áp xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương do chịu áp lực của thủy dịch làm tăng áp lực nội nhãn khiến mắt bị đau kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

– Cận thị là tật khúc xạ ở mắt khi mắt không thể có khả năng nhìn xa do giác mạc bị cong hoặc nhãn cầu quá dài khiến tia sáng thay vì ở võng mạc lại tập trung ở trước khiến mắt bị nhìn mờ, khó để nhìn xa. Khi muốn nhìn ra xa, mắt sẽ phải điều tiết nhiều gây ra mỏi mắt chứ không có cảm giác đau như tăng nhãn áp.

Cách điều trị

– Tăng nhãn áp là bệnh lý không thể điều trị được hoàn toàn. Phần thị lực mất đi do bệnh lý này sẽ không được khôi phục mà việc điều trị sau đó chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tối đa mù lòa xảy ra. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh tăng nhãn áp được xem như là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất thị giác, mù lòa.

– Cận thị sẽ được điều trị bằng cách đeo kính để điều trị tật khúc xạ hoặc phẫu thuật khúc xạ để điều chỉnh cho hình ảnh rơi đúng vào võng mạc giúp người bệnh hồi phục thị lực như ban đầu.

tăng nhãn áp có phải là cận thị

Tăng nhãn áp không phải là cận thị mà bệnh lý này còn nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2/ Bị tăng nhãn áp là gì?

Khi đã biết tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu một phần nào về bệnh lý này của mắt. Cụ thể: Tăng nhãn áp (glaucoma hay còn gọi là cườm nước) là tình trạng áp lực thủy dịch trong mắt cao, không được tiết ra ngoài gây ra tình trạng ứ đọng trong mắt gây áp lực lên mắt khiến mắt có cảm giác đau nhức, khó chịu. Đây là bệnh lý mà dây thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Phân loại tăng nhãn áp thường gặp phổ biến:

  • Tăng nhãn áp góc đóng: đau mắt, suy giảm thị lực, mắt mờ, đỏ, xuất hiện lớp màng che phủ ở mắt, buồn nôn và nôn.
  • Tăng nhãn áp góc mở: mất dần thị lực ngoại vi
  • Tăng nhãn áp thứ phát: biểu hiện tương tự như các trường hợp kể trên
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: mắt của trẻ sinh ra đã xuất hiện lớp màng, mắt của trẻ nhạy cảm, trẻ có dấu hiệu hay dụi mắt, mắt trẻ sưng đỏ.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp có thể kể đến như: yếu tố di truyền, tuổi tác cao (trên 40 tuổi), mắt gặp những vấn đề tổn thương nhất định, sử dụng chất Steroid… tăng nhãn áp có phải là cận thị

Tăng nhãn áp làm tổn thương các dây thần kinh ở mắt khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa

3/ Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Thực tế thì tăng nhãn áp được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời, thị lực có thể suy giảm nghiêm trọng.

Mắt có thể bị mù

Các thương tổn mà bệnh tăng nhãn áp gây ra cho mắt thường không thể phục hồi được. Quá trình chữa sẽ chỉ điều trị các thương tổn còn lại cho mắt giúp giảm nguy cơ khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng hơn. Vì vậy, thị lực của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiêm trọng hơn, nếu không được chẩn đoán và đưa ra phương án khắc phục, mắt của người bệnh sẽ mất hoàn toàn thị lực, gây ra mù lòa và không thể phục hồi lại được nữa.

Vì vậy, thay vì băn khoăn tăng nhãn áp có phải cận thị không, bạn nên có những kế hoạch bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tình trạng bệnh lý này để giúp cho đôi mắt luôn sáng, khỏe mạnh.

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng

Khi mắc bệnh tăng nhãn áp, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Bạn luôn có cảm giác đau mắt, khó chịu do áp lực ở mắt gây ra. Khi “cửa sổ tâm hồn” gặp tổn thương, các hoạt động thường ngày cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, tinh thần của bạn sẽ không còn vui tươi, hoạt bát, năng động, chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể.

4/ Bị tăng nhãn áp có chữa được không?

Câu trả lời của tăng nhãn áp có phải là cận thị không đã phần nào lý giải cho bạn được rằng khi mắc bệnh tăng nhãn áp thì việc chữa hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ được điều trị những phần còn lại chưa bị tổn thương của mắt để kiểm soát tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn bằng các cách sau:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng khi mắc tăng nhãn áp có thể được kể đến như: Prostaglandin, thuốc chẹn Beta, các chất chủ vận Alpha – Adrenergic … Những thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn để uống theo liều lượng, chỉ định nhất định. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bởi có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Phẫu thuật

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phẫu thuật bằng cách chiếu laser cũng là một giải pháp điều trị cho bệnh lý tăng nhãn áp ở mắt. Cách này được áp dụng trong trường hợp việc sử dụng thuốc không đạt hiệu quả. 

Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt của mình, bạn nên chú trọng quá trình chăm sóc đôi mắt của mình hàng ngày để giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe. Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo Sodyal X với thành phần từ 0,1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo nhằm giữ ẩm cho mắt chuyên sâu, giảm thiểu mọi triệu chứng khô mắt khó chịu. Việc sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo cũng sẽ điều tiết thủy dịch trong mắt được tốt hơn, loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh và áp lực cho mắt hiệu quả.

tăng nhãn áp có phải là cận thị

Sodyal X không chứa chất bảo quản nên phù hợp với những người có mắt nhạy cảm, người vừa thực hiện thủ thuật nhãn khoa, hoặc sử dụng máy tính trong thời gian dài

Mong rằng bài viết tăng nhãn áp có phải là cận thị đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh của mắt nguy hiểm này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0813.246.888 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *