Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi, với các triệu chứng: hai mi mắt sưng nề, đỏ, chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt, trẻ rất khó mở được mắt… Nếu không được điều trị kịp thời, viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ về sau.

1/ Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi

Viêm kết mạc ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do vi khuẩn, hóa chất hay virus. Trong đó, vi khuẩn Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm tới 40% trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi. Các vi khuẩn khác chiếm khoảng 30 – 50%, lậu cầu khoảng 1%.

Do đó, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ như, tình trạng này sẽ kéo dài trong 7 – 14 ngày với viêm kết mạc do virus. Nhưng với các trường hợp do vi khuẩn – nguyên nhân phổ biến nhất –  lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vi khuẩn, loại kháng sinh sử dụng, thời điểm khởi phát…

2/ Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi viêm kết mạc ở trẻ?

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào:

  • Nguyên nhân gây viêm kết mạc
  • Thuốc sử dụng (nhất là trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn)
  • Thời điểm khởi phát & thời gian bắt đầu điều trị
  • (Việc chăm sóc, vệ sinh mắt cho trẻ)

Chính vì thế, để trẻ nhanh khỏi và tránh những biến chứng đáng tiếc về sau, ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ sớm và tuân thủ hướng dẫn điều trị bác sĩ đưa ra.

3/ Khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc cần làm gì?

viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi

Vì điều trị viêm kết mạc thế nào còn tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, nên ba mẹ không nên chủ quan và tự ý điều trị tại nhà cho bé, mà hãy đưa con đi khám và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin điều trị viêm kết mạc cho trẻ theo từng loại dưới đây:

Viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Vì đây là một loài vi khuẩn nên trẻ sẽ cần dùng tới kháng sinh, điển hình như erythromycin.

Vì vi khuẩn còn trú ngụ trong hầu họng và có thể gây nguy cơ viêm phổi, nên điều trị tại chỗ (nhỏ mắt) không thể sử dụng đơn độc. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định erythromycin đường uống để điều trị toàn thân, kết hợp cùng thuốc mỡ erythromycin tra mắt để điều trị tại chỗ.

Viêm kết mạc do lậu cầu

Viêm kết mạc do lậu cầu tương đối nguy hiểm vì khi không được điều trị tốt có thể dẫn tới loét giác mạc, thậm chí là mù lòa. Với nguyên nhân này, trẻ thường được chỉ định kết hợp thuốc kháng sinh nhỏ mắt, tra thuốc tích cực, hoặc kết hợp kháng sinh tiêm tĩnh mạch nếu trình trạng nặng.

Viêm kết mạc do dị ứng thuốc

Trong trường hợp này, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh diễn ra khá nhanh chóng. Thông thường, ba mẹ chỉ cần ngưng sử dụng thuốc gây dị ứng và đổi sang loại thuốc kháng nếu cần thiết. Trẻ sẽ khỏe lại sau 24 – 36 giờ.

Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus khác

Viêm kết mạc do virus thường được điều trị bằng thuốc kháng viêm và kháng histamin để giảm triệu chứng, thuốc mỡ bôi trơn để bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Và viêm kết mạc do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho bé.

viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi

Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc theo từng trường hợp, ba mẹ cũng cần chú ý vệ sinh mắt cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%, massage nhẹ nhàng vùng giữa mắt và mũi cho con để các tuyến liệu đạo hoạt động tốt hơn.

Để phòng tránh viêm kết mạc, ngay sau khi sinh trẻ cần được tra mắt với thuốc mỡ tetracyclin 1% hoặc nhỏ mắt với cloramphenicol 0,4%. Đây là các thành phần kháng sinh có tác dụng phòng tránh nhiễm khuẩn qua đường âm đạo của mẹ cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm sinh dục trước khi mang thai để phòng bệnh cho trẻ.

Mong rằng bài viết đã giúp ba mẹ có được cái nhìn tổng quan về viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi. Khi đã hiểu hơn về bệnh lý này, chắc hẳn ba mẹ đã yên tâm hơn về tiến trình điều trị của con. Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ ba mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *