Viễn thị bẩm sinh có mổ được không? Chăm sóc thế nào là tốt nhất?

Việc phải đeo kính thường xuyên thường để lại nhiều bất tiện, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vậy viễn thị bẩm sinh có mổ được không? Nếu có thì độ tuổi nào phù hợp?… Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết.

1/ Viễn thị bẩm sinh có mổ được không?

Viễn thị bẩm sinh vẫn được khắc phục tạm thời bằng cách sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn mong muốn biện pháp toàn diện hơn để người bệnh có thể quan sát rõ ngay khi không đeo kính.

Tật viễn thị có thể phẫu thuật được, nhưng còn viễn thị bẩm sinh có mổ được không?

viễn thị bẩm sinh có mổ được không

Câu trả lời là CÓ. Chúng ta có thể mổ viễn thị cho người viễn thị bẩm sinh có độ viễn từ +1 – +10D, và từ 18 tuổi trở lên khi độ cận đã ổn định.

Lưu ý chống chỉ định mổ viễn thị cho người có bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt, như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucom, giác mạc hình nón. Hoặc đang có bệnh lý hoặc tình trạng toàn thân có thể ảnh hưởng tới phẫu thuật như: rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…

Hiện nay có các phương pháp mổ cho người viễn thị là:

  • Phẫu thuật LASIK: thủ thuật trong đó bác sĩ dùng lưỡi dao mỏng, lõm và cắt vào giác mạc bệnh nhân viễn thị. Sau đó dùng laser excimer để điều chỉnh độ cong giác mạc cho phù hợp rồi đóng nắp giác mạc lại
  • Phẫu thuật LASEK: về cơ bản thì phương pháp này tương tự như LASIK nhưng không dùng dao để cắt vạt (có thể gây biến chứng giác mạc), có thể thực hiện ở cả người có mắt bị khô, người có giác mạc mỏng
  • Phẫu thuật PRK: tương tự như LASEK ngoại trừ việc phẫu thuật loại bỏ biểu mô. PRK được dùng để điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị. Phương pháp này thích hợp hơn với bệnh nhân có giác mạc mỏng, loạn dưỡng màng đáy trước
  • Phẫu thuật CK: là phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ mắt không sử dụng tia laser, thích hợp với người viễn thị nhẹ

2/ Trẻ bị viễn thị bẩm sinh có chữa được không?

viễn thị bẩm sinh có mổ được không

Viễn thị bẩm sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm chẩn đoán, tình trạng bệnh, trẻ có đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật? trẻ có khả năng tuân thủ điều trị sau phẫu thuật?… Và so với việc viễn thị bẩm sinh có mổ được không thì điều quan trọng nhất vẫn là kiểm soát tình trạng bệnh để trẻ vẫn có thể sinh hoạt tốt, độ viễn được kiểm soát và ngăn các biến chứng nghiêm trọng như lác, nhược thị hay mất thị lực vĩnh viễn.

Trẻ bị viễn thị sẽ có biểu hiện nheo mắt, đỏ, nhức mắt, dụi mắt liên tục khi phải nhìn tập trung lâu, như khi đọc sách, xem tivi, xem điện thoại… Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng với mục đích chung là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, giúp hình ảnh hội tụ đúng vị trí trên võng mạc mà không phải sử dụng kính.

Tuy nhiên, việc lựa chọn mổ viễn thị vẫn luôn cần bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám cẩn thận và chỉ định trực tiếp, thực hiện ở người trưởng thành trên 18 tuổi. Và không phải ai cũng chữa được viễn thị sau mổ khi có khoảng 10% vẫn phải sử dụng kính sau đó.

3/ Chăm sóc mắt khi bị viễn thị bẩm sinh

viễn thị bẩm sinh có mổ được không

Khi bị viễn thị bẩm sinh, chúng ta cần chú ý:

  • Đeo kính đúng độ viễn
  • Nên đeo kính thường xuyên, chỉ bỏ ra khi đi tắm, đi ngủ
  • Nếu mắt bị chuyển sang nhược thị thì cần luyện các bài tập cho mắt nhược thị đều đặn
  • Nếu mắt bị chuyển sang lác, ngay cả khi đã dùng kính và áp dụng các bài tập thì cần mổ lác sớm để phục hồi thị lực tối đa

Như vậy, viễn thị bẩm sinh có mổ được không còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Trong đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là điều quan trọng. Do đó, chúng ta nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần cho bản thân và cả gia đình để phát hiện sớm các vấn đề ở mắt, cùng tuân thủ hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ các bác sĩ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *