Nếu mắt vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không? Nếu bạn vừa cận vừa loạn và đang cân nhắc sử dụng kính áp tròng thì EYELINK hy vọng những chia sẻ hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.
Nội dung bài viết
- 1/ Vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không?
- 2/ Mắt vừa cận vừa loạn nên đeo kính áp tròng hay kính gọng?
- 3/ Cách sử dụng kính cho mắt vừa cận vừa loạn
1/ Vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không?
Cận thị và loạn thị là 2 tật khúc xạ ở mắt khác nhau, nhưng đều có vấn đề trong việc hội tụ ánh sáng chính xác vào võng mạc. Cận thị là khi giác mạc khiến ánh sáng hội tụ ở phía trước thay vì ở trên võng mạc, nên bạn sẽ không thấy được các hình ảnh ở xa. Còn loạn thị là giác mạc bị biến dạng, khiến ánh sáng tập trung vào nhiều điểm thay vì một điểm, khiến hình ảnh bị nhòe, mờ.
Khi vừa cận vừa loạn có thể thể đeo kính áp tròng được. Nhưng bạn hãy đến bác sĩ nhãn khoa kiểm tra để được tư vấn loại kính áp tròng cận loạn phù hợp nhất. Vì hiện nay tại thị trường Việt Nam, các loại lens cận loạn còn ít phổ biến. Trước khi sử dụng được, bạn cần phải điều chỉnh độ loạn là trục kính (AXE x 165) bằng máy chuyên dụng cho phù hợp với mắt.
2/ Mắt vừa cận vừa loạn nên đeo kính áp tròng hay kính gọng?
Vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không thì câu trả lời đã rõ ràng, nhưng để mua được loại kính cận loạn phù hợp với tình trạng mắt của bạn thì còn hạn chế vì cần tới sự hỗ trợ của máy điều chỉnh độ loạn.
Nếu độ loạn của bạn < 2 và vẫn có thể nhìn rõ khi dùng lens cận thì bạn có thể sử dụng lens cận. Nhưng khi có độ loạn hay độ cận cao thì tốt nhất vẫn nên sử dụng kính có gọng. Khi có độ loạn thị cao thì cần dùng tới kính chuyên biệt. Giá lens cận loạn thường cao hơn kính gọng. Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ đeo loại kính thích hợp cho người cận thị thì không đủ để điều chỉnh thị lực mờ do loạn thị gây ra. Về lâu dài thì điều này còn gây hại cho mắt.
3/ Cách sử dụng kính cho mắt vừa cận vừa loạn
Độ cận loạn của lens thường được tính theo công thức:
Độ đeo lens cho mắt vừa cận vừa loạn = Độ cận khi đeo lens + Độ loạn/2.
Tuy nhiên, kết quả của chỉ số chỉ là thông số thăm dò ban đầu để người kỹ thuật viên dễ xác định để điều chỉnh. Bạn vẫn nên thăm khám để nhận tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ nhãn khoa.
Ngoài độ của lens, bạn cũng cần chú ý tới các thông số khác như:
- Đường kính của lens: 14mm, 14.2mm, 14.5mm, 14.8mm… Chỉ số càng lớn thì độ giãn tròng càng cao và giúp mắt bạn trông to hơn. Tuy nhiên bạn cũng không nên lựa chọn loại có size quá to vì sẽ gây mất tự nhiên và cộm mắt khó chịu.
- Màu sắc của lens. Tương tự như các loại lens khác, lens cận loạn cũng có các màu sắc đa dạng. Nếu bạn có tone da lạnh, xanh nhợt nhạt thì nên chọn lens có màu ấm để trông gương mặt tươi tắn hơn. Nếu không muốn màu mắt của mình thay đổi quá nhiều thì nên chọn gam màu nâu như: nâu chocolate, nâu mật ong, nâu hạt dẻ, nâu vàng… Để thay đổi hẳn màu mắt, có thể chọn xanh biển, xanh lá hoặc ghi.
Việc chăm sóc kính áp tròng vừa cận vừa loạn cũng tương tự như lens thông thường:
- Với lens mới mua, nên ngâm lens ít nhất 6 – 8 giờ bằng nước ngâm trước khi đeo.
- Khi ngâm lens, để lens nằm úp và ngập trong nước ngâm.
- Sử dụng nước ngâm lens chuyên dụng. Không dùng nước muối sinh lý, nước lọc…
- Thay nước ngâm mới sau mỗi lần sử dụng nếu đeo lens thường xuyên.
- Thay nước ngâm sau 2 – 3 ngày nếu không sử dụng lens.
- Nhỏ mắt dưỡng lens sau mỗi 2 giờ đeo lens để làm sạch, dưỡng ẩm cho lens. Điều này không chỉ giúp bạn thoải mái khi đeo lens, lens không bị khô cộm mà còn giúp lens duy trì khả năng trao đổi oxy cho mắt.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm nhỏ dưỡng lens Clean Drops của Italy có thành phần thiên nhiên là Protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K).
Với đặc tính của chất hoạt động bề mặt anion thế hệ mới, Protelan VE/K giúp làm sạch bề mặt kính áp tròng một cách nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng. Đồng thời tạo thành lớp lá chắn bảo vệ lâu dài để dưỡng ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn, phospholipid, bụi bẩn mới… bám dính vào bề mặt thấu kính, duy trì sự thoải mái cho mắt và cải thiện độ sắc nét của hình ảnh.
Bạn nên nhỏ mắt dưỡng với Clean Drops khi:
- Kính áp tròng bị mờ, mất nước hoặc sương mù.
- Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài, giúp ngăn ngừa khô, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, ngứa, viêm… dễ gặp phải khi đeo kính.
- Mắt có cảm giác kích ứng do tiếp xúc với nhiều nắng, gió, bụi.
- Môi trường điều hòa.
- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng, máy tính…
Hy vọng qua giải đáp vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không trên đây, bạn đã có thêm cho mình các kiến thức chăm sóc mắt hữu ích.
Any comments?