Theo quan sát bên ngoài, đau mắt không đỏ dường như ít đáng sợ hơn đau mắt đỏ. Nhưng sự thật có phải như thế? Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.
Nội dung bài viết
- 1/ Đau mắt không đỏ là bị sao?
- 2/ Những điều cần lưu ý khi bị đau mắt không đỏ
- 3/ Khi nào bị đau mắt cần đi khám?
1/ Đau mắt không đỏ là bị sao?
Đau mắt thường để lại cho bạn cảm giác nhức, đau nhói, khó chịu ở một hoặc cả hai mắt, có thể đỏ mắt hoặc không. Bạn có thể đau ở gần mắt, trong mắt hay sau mắt. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh, nhìn màn hình máy tính lâu…
Đau mắt không đỏ có thể do các nguyên nhân như:
- Viêm xoang, đau răng, cao huyết áp…: thường đau ở quanh mắt
- Đeo kính lão chưa đủ số, viêm thị thần kinh, viêm màng bồ đào…: đau nhãn cầu, đau mắt không đỏ, không gỉ
- Khô mắt: mắt đau như bị kim châm nhưng cơn đau chỉ thoáng qua, cộm rát, tăng tiết nước mắt. Thường giảm nhanh sau khi sử dụng nước mắt nhân tạo cấp ẩm cho mắt
- Glôcôm góc đóng cấp tính: Đau mắt dữ dội, nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, nhìn thấy quầng màu, đục giác mạc (do phù nề), nổi mề đay. Nhãn áp thường > 40 mm Hg
- Viêm màng bồ đào trước: Đau mắt, sợ ánh sáng, thường là một yếu tố nguy cơ (ví dụ bệnh tự miễn, chấn thương)
- Viêm dây thần kinh thị giác: Đau nhẹ, tăng lên khi di động nhãn cầu; Mất thị lực, tổn thương lan rộng từ một điểm mù nhỏ đến mức mù lòa
- Giả u hốc mắt: Đau mắt, đau cạnh nhãn cầu (có thể rất nặng), lồi một mắt, hạn chế vận nhãn
- Đau đầu migrain: Các cơn trước đó, hào quang, đau đớn thay đổi, buồn nôn, đôi khi nhạy cảm với ánh sáng hoặc sợ ánh sáng
- Viêm xoang: Đôi khi phù nề quanh ổ mắt nhưng khám mắt không phát hiện gì đặc biệt, chảy mũi mủ, đau đầu hoặc đau mắt hoặc đau mặt thay đổi theo vị trí đầu. Nhạy cảm vùng mặt, sốt, ho về đêm, hôi miệng
2/ Những điều cần lưu ý khi bị đau mắt không đỏ
Tuỳ từng tình trạng mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm… tương ứng để điều trị. Do đó khi thấy đau mắt không đỏ, đặc biệt khi đang có các bệnh nền (cao huyết áp, tiểu đường…) thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết và hướng dẫn điều trị phù hợp.
3/ Khi nào bị đau mắt cần đi khám?
Khi đau mắt không đỏ, bạn cần đi khám khi gặp một trong các triệu chứng dưới đây:
- Nôn
- Nhạy cảm ánh sáng
- Mờ mắt
- Nhãn cầu lồi
- Không thể di chuyển mắt
Nếu bạn thường xuyên bị khô mắt, đau mắt, hay phải tiếp xúc với thiết bị điện tử thì có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo như Sodyal X để cấp ẩm cho mắt.
Sodyal X là nước mắt nhân tạo không chất bảo quản, với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) giúp giữ ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt và kính áp tròng. Sản phẩm được sử dụng làm giảm triệu chứng khô mắt, giúp tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt.
Sodyal X sử dụng công nghệ màng lọc vô khuẩn (công nghệ OSD – đa liều, không chứa chất bảo quản) giúp chống vi khuẩn xâm nhập vào dung dịch trong lọ. Không sử dụng chất bảo quản. Không gây mờ nhòe, dính sau khi nhỏ mắt.
Trên đây là các nguyên nhân đau mắt không đỏ cũng như những điều cần lưu ý khi tình trạng này xảy ra, khi nào đau mắt không đỏ cần đi khám. Nếu còn câu hỏi nào, bạn có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook của Eyelink để các dược sĩ có thể hỗ trợ!
Any comments?