Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây trong các môi trường như gia đình, trường học. Vậy đau mắt đỏ lây qua đường nào và bạn có thể làm gì để phòng tránh nó? Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

1. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào

Nhiều người trong chúng ta vẫn có nỗi lo lắng sai lầm rằng nhìn vào mắt người đau mắt đó thì dễ bị lây bệnh. Nhưng thực tế, đau mắt đỏ lây qua đường nào không hề có điều này mà sẽ đến từ các lý do khác bao gồm:

  • Đau mắt đỏ nhiễm khuẩn: do virus, vi khuẩn, vi nấm
  • Đau mắt đỏ không nhiễm khuẩn: do dị ứng, hoá chất, giảm bài tiết nước mắt gây khô mắt

Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau mắt đỏ và không phải yếu tố nào cũng có thể lan truyền, lây cho người khác. Trong đó có các trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn sẽ lây lan qua các con đường:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt…) là nguồn lây nhiễm mạnh nhất
  • Tiếp xúc qua đường hô hấp, qua giọt nước bọt, nước mũi của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi vào không khí
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh, đồ công cộng như khăn mặt, bát đũa… do có thể là các nơi trung gian mang virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ từ người bệnh
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn như tay nắm cửa, đồ chơi, cầu thang…
  • Qua đường quan hệ tình dục

Đau mắt đỏ có thể lây cho người khác nhay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng (thời kỳ ủ bệnh). Thậm chí nó có thể lây trong vòng 1 tuần sau khi người bệnh đã khỏi. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng tránh đau mắt đỏ là điều cần thiết.

2. Cách phòng tránh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ lây qua đường nào

Sau khi đã biết được đau mắt đỏ lây qua đường nào và dễ lây lan ra sao, chúng ta cần cần thẩn hơn trong việc tiếp xúc với người bệnh và phòng tránh lây bệnh. Bằng các cách cụ thể bao gồm:

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bát đũa, bàn chải, đồ chơi, điện thoại, gối, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt…) với người bệnh
  • Vệ sinh, sát khuẩn những khu vực sinh hoạt chung như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà…
  • Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng, nhất là sau khi chạm vào những khu vực có khả năng lây virus
  • Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng, cầm nắm đồ ăn
  • Tránh quan hệ tình dục nếu 1 trong 2 người nhiễm bệnh
  • Con đường lây đau mắt đỏ nhanh và phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Do đó, người bệnh và những người thân xung quanh nên chủ động đeo khẩu trang để tránh lây hay nhiễm bệnh
  • Tạm ngưng đeo kính áp tròng trong thời gian mắc bệnh
  • Người bệnh nên tránh đi tới những nơi đông người
  • Phơi quần áo, khăn mặt dưới ánh nắng
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng

Mong rằng những chia sẻ đau mắt đỏ lây qua đường nào trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn và chủ động phòng tránh lây lan đúng cách. Đau mắt đỏ là bệnh lý để lại nhiều khó chịu, dễ lây lan. Tuy nhiên, nó không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu được chú ý chăm sóc, điều trị đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Chính vì thế, bạn hãy đi khám và tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *