Ngủ dậy không mở được mắt: Nguyên nhân và các cách xử lý

Ngủ dậy không mở được mắt, mắt không tự mở được và đôi khi phải mất một thời gian bạn mới có thể mở được chúng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và bạn sẽ cần làm gì?

1/ Nguyên nhân ngủ dậy không mở được mắt

Ngủ dậy không mở được mắt

Nguyên nhân sinh lý

Khi thức, mắt chúng ta luôn chớp để cấp ẩm kịp liên tục cho mắt, đồng thời loại bỏ các chất độc hại tiềm tàng. Tuy nhiên lúc ngủ thì mắt chúng ta không có cơ hội này. Sự kết hợp của nhiều chất như chất nhầy, chất bẩn, tế bào da và chất lỏng trong mắt sẽ bắt đầu tích tụ nơi khoé mắt, khô lại và hình thành gỉ mắt mà chúng ta hay nhìn thấy vào buổi sáng.

Nếu như bạn ngủ dậy không mở được mắt và không kèm theo bất thường nào khác ở mắt, mới xảy ra trong 1 ngày thì hãy chú ý theo dõi thêm và không cần lo lắng quá. Khi một trong các yếu tố hình thành gỉ mắt gia tăng thì lượng gỉ mắt sẽ nhiều hơn và có thể khiến bạn khó mở mắt khi thức dậy thoáng qua.

Ngoài ra, những ai có mắt không thể nhắm hoàn toàn khi ngủ cũng dễ gặp tình trạng này hơn do nước mắt bay bị bay hơi và gây khô mắt. Vào buổi sáng, mí mắt dính vào bề mặt mắt nên gây khó khăn khi mở mắt.

Nguyên nhân bệnh lý

Nhiều vẫn đề sức khoẻ tiềm ẩn có thể làm tăng sự tích tụ của lớp vảy trên mắt và làm bạn cộm mắt, khó mở mắt khi thức dậy vào buổi sáng:

  • Viêm bờ mi: ngứa, bỏng rát kèm theo đỏ và phù ở bờ mi
  • Khô mắt: mắt bị khô làm tăng tiết nước mắt từ đó dễ tích tụ dịch tiết. Thường gặp ở những ai hay tiếp xúc với thiết bị điện tử, làm việc trong môi trường điều hoà khô kín hay nhiều nắng gió. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người bị cộm mắt vào buổi sáng sau một đêm uống rượu (do rượu làm nước mắt bay hơi nhanh hơn và dẫn tới khô mắt)
  • Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): lớp màng trong suốt lót mí mắt bị nhiễm trùng hoặc sưng tấy
  • Lẹo mắt: vết sưng đỏ, đau trên mí mắt
  • Loét giác mạc: nguyên nhân ban đầu thường do chấn thương, thiếu hụt dinh dưỡng hay tình trạng viêm không kiểm soát được và gây ra hoại tử giác mạc. Người bệnh đỏ mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, đau âm ỉ, nhạy cảm với ánh sáng, hay chảy nước mắt
  • Chấn thương mắt
  • Dị ứng: khiến mắt tăng tiết dịch để loại bỏ tác nhân gây dị ứng, mắt ngứa, dễ đóng vảy trong mắt
  • Tuyến dầu (meibomian) của mí mắt hoạt động bất thường, tạo thành chất kết dính giữa mí mắt và bề mặt mắt làm bạn khó mở mắt vào buổi sáng

2/ Ngủ dậy khó mở mắt có nguy hiểm không?

Ngủ dậy khó mở mắt có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nhưng về cơ bản, khi bạn cố gắng mở mắt nếu mắt quá khô có thể dẫn đến trầy xước giác mạc. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt bạn đang bị nhiễm trùng hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác. Nếu kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra chi tiết:

  • Dịch tiết ở mắt có màu xanh vàng
  • Chảy nước mắt thường xuyên
  • Tầm nhìn mờ
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt đỏ hoặc sưng
  • Cảm thấy đau ở mắt
  • Cảm thấy như có dị vật trong mắt
  • Cộm mắt, khó mở mắt đi kèm với các triẹu chứng khác, như khó chịu ở đường tiêu hoá. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với chất gây dị ứng

3/ Cách xử lý khi ngủ dậy không mở được mắt

Ngủ dậy mắt không mở được

Khi ngủ dậy không mở được mắt, trước hết bạn nên tìm cách loại bỏ gỉ mắt nhẹ nhàng bằng cách:

  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh mắt
  • Ngâm khăn sạch vào nước ấm rồi đặt lên mắt
  • Dụi mắt thật nhẹ nhàng để làm sạch gỉ mắt (nếu đau mắt đỏ hay nhiễm trùng chỉ ở một bên mắt, cần dùng mỗi vùng khăn riêng cho mỗi bên mắt để tránh nhiễm khuẩn từ mắt này sang mắt kia)
  • Nếu bị khô mắt, nên nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để nhanh chóng cấp ẩm cho mắt, giúp mắt dễ mở hơn và ngăn nguy cơ trầy xước giác mạc

Sau đó, nếu thấy tình trạng này lặp lại hoặc kèm theo bất thường sức khoẻ nào khác, bạn nên đi khám để được bác sĩ giúp làm rõ nguyên nhân và kê đơn thuốc khi cần.

Đồng thời, bạn cũng đừng quên chủ động chăm sóc và bảo vệ mắt, bằng cách: tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trực tiếp, giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử, tránh đưa tay lên mắt, sử dụng bịt mắt khi ngủ nếu cần, bỏ hút thuốc là và uống rượu, uống đủ nước…

Bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X để chăm sóc mắt một cách hiệu quả và an toàn nhất. Sản phẩm là nước mắt nhân tạo không chất bảo quản, có chứa 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked). Cấu trúc này giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường.

Nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X

Sodyal X cho tác dụng dưỡng ẩm mắt chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương mắt nhanh chóng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ dậy không mở được mắt, đặc biệt là biết cách xử trí đúng khi tình trạng xảy ra. Nếu còn câu hỏi nào, bạn hãy để lại trong phần bình luận hoặc liên hệ tới Facebook/Zalo để Dược sĩ Eyelink có thể lắng nghe và hỗ trợ!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-sleep-crust
  • https://www.aao.org/eye-health/ask-ophthalmologist-q/why-does-my-friend-have-to-pry-her-eyes-open-with-
  • https://myvision.org/eye-health/crusty-eyes
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *