Khi đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-k có hết cận không? Nếu áp dụng phương pháp Ortho-k thì người mắc tật khúc xạ sẽ cần đeo kính suốt đời hay chỉ một thời gian rồi tháo ra? Khi tháo kính thì cận thị có hết hẳn? Hãy cùng EYELINK Việt Nam tìm hiểu các vấn đề đó qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1/ Đeo kính Ortho-k có hết cận không?
Phương pháp điều trị thị lực Ortho-k có hết cận không? Ortho-k (Orthokeratology) sẽ giúp bạn nhìn rõ vào ban ngày mà không cần sử dụng kính, hạn chế sự tăng độ thông qua quá trình chỉnh hình giác mạc khi đeo vào ban đêm. Thế nhưng, Kính Ortho-k không làm hết độ cận vĩnh viễn được. Khi ngưng sử dụng thì độ cận của bạn sẽ trở lại bình thường.
Đây là phương pháp điều trị cận thị không can thiệp dành cho những ai mắc tật khúc xạ nhưng chưa đến tuổi phẫu thuật hay không muốn phẫu thuật. Phương pháp chữa cận thị ortho-k này đã được FDA (Cơ quan quản lý Thuốc và Dược phẩm Mỹ) cho phép ứng dụng trên người bệnh từ năm 2002.
Giác mạc là một mô mỏng, cấu trúc hình tròn và bao quanh phía trước nhãn cầu. Nó có tác dụng bảo vệ bề mặt nhãn cầu trước môi trường bên ngoài, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu cần được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng mạc.
Khi mắc tật khúc xạ, bề mặt giác mạc của bạn sẽ bị biến dạng thành quá cong hay quá dẹt, trục nhãn cầu quá dài hay quá ngắn… khiến ánh sáng hội tụ không rơi đúng vào võng mạc. Kính áp tròng Ortho-k ôm sát bề mặt giác mạc và sẽ làm thay đổi hình dạng giác mạc về bình thường, giúp ánh sáng hội tụ khi đi vào mắt để bạn có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau mà không cần đeo kính. Đây là kính áp tròng cứng, thấm khí và chắc chắn để định hình giác mạc, cho phép oxy đi qua để mắt bạn vẫn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, giác mạc chỉ được định hình trong thời gian ngắn nên bạn sẽ cần đeo lens chữa cận Ortho-k thường xuyên. Khi ngưng dùng kính thì giác mạc của bạn sẽ quay trở lại hình dạng ban đầu.
Một số nghiên cứu cho thấy Ortho-k có thể làm giảm độ cận hoặc chậm tiến trình tăng độ ở một số bé. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này thì bạn cần cho trẻ đến khám và tư vấn xem mắt có phù hợp không, đặc biệt là xem xét khả năng chăm sóc kính áp tròng của con trong suốt quá trình sử dụng. Vì ôm sát bề mặt giác mạc nên kính Ortho-k sẽ luôn cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách.
Nếu muốn chữa cận thị không cần đeo kính hoàn toàn thì cách duy nhất là phẫu thuật. Khi đã trên 18 tuổi và độ khúc xạ ổn định, bạn có thể thực hiện phẫu thuật như: LASIK, FemtoLASIK, SMILE.
2/ Những điều cần biết khi đeo kính ortho-k
Bên cạnh việc ortho-k có hết cận không thì chúng ta cũng cần lưu ý:
Đối tượng phù hợp để làm phương pháp Ortho-k
- Người bị cận thị (dưới 10 độ) không hoặc có kèm loạn thị từ 3 độ trở xuống.
- Trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật.
- Người không có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác.
- Người không có các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu.
- Có thời gian tái khám theo dõi.
- Có thời gian và tuân thủ vệ sinh, bảo quản kính áp tròng Ortho-k.
Chỉ đeo kính áp tròng Ortho-k khi ngủ
Kính áp tròng cứng Ortho-k được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm, giúp bạn nhìn rõ mọi vật sau khi tháo kính vào ban ngày.
Thời gian thay kính Ortho-k tốt nhất từ 1 – 2 năm
Qua một thời gian sử dụng, kính áp tròng Ortho-k có thể phần nào bị biến dạng, xước… và giác mạc của bạn cũng có thể bị thay đổi, nên cần thay sang kính mới. Thời hạn thay kính tốt nhất sẽ phụ thuộc vào chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, nhưng thông thường là sau 1 – 2 năm.
Cần tuân thủ việc vệ sinh, bảo quản kính Ortho-k
Do ôm sát bề mặt giác mạc nên nguy cơ gây nhiễm khuẩn mắt từ kính áp tròng Ortho-k là rất lớn. Do đó, bạn cần tuân thủ việc vệ sinh và bảo quản kính đúng cách:
- Bảo quản kính trong nước ngâm chuyên dụng ngay sau khi tháo.
- Thay nước ngâm mới sau 3 tháng.
- Vệ sinh hộp ngâm lens 2 lần/tuần với nước muối sinh lý, lau khô rồi tráng qua với nước ngâm. Thay hộp ngâm mới sau 2 tháng.
Sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng cho kính áp tròng
Nếu bạn từng thắc mắc Ortho-k có an toàn không thì việc vệ sinh, bảo quản và chăm sóc mắt khi đeo kính Ortho-k là điều đặc biệt bạn cần quan tâm. Bởi kính Ortho-K sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt và ảnh hưởng xấu tới thị lực của bạn.
Bên cạnh việc vệ sinh và bảo quản kính, chúng ta cũng nên nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước nhỏ mắt chuyên dụng hàng ngày sau khi đeo kính vào buổi tối, và trước khi tháo kính vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp cấp ẩm và làm sạch mắt, giúp bạn đeo/ tháo kính dễ dàng hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, các bệnh về mắt dễ gặp phải khi đeo lens.
Bạn có thể tham khảo nước nhỏ dưỡng kính áp tròng Clean Drops (Italy). Sản phẩm với thành phần là protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng, làm sạch và cấp ẩm cho mắt lẫn kính áp tròng, duy trì khả năng trao đổi oxy ở mắt khi đeo kính.
Clean Drops không chứa các chất bảo quản có độc tính như Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol nên an toàn khi dùng hàng ngày.
Định kỳ tái khám với Bác sĩ chuyên khoa
Khi sử dụng kính áp tròng Ortho-k, bạn sẽ cần sắp xếp thời gian để tái khám định kỳ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sự phù hợp của kính, tiến triển của đường cong giác mạc và xem mắt có đang gặp tổn thương nào không để có chỉ định phù hợp nhất.
Vậy Ortho-k có hết cận không? Tuy không làm hết độ cận vĩnh viễn, nhưng nó sẽ giúp bạn thoải mái, thuận tiện hơn trong các sinh hoạt hàng ngày và kiểm soát tật khúc xạ tốt. Bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều chỉnh cận thị phù hợp nhất nhé.
Any comments?