Đôi mắt tiết lộ nhiều điều về sức khỏe hơn chúng ta nghĩ. Điển hình như khi tròng trắng mắt không được trắng thì có thể là dấu hiệu của bệnh ở mắt lẫn ngoài mắt.
Nội dung bài viết
- 1/ Các nguyên nhân tròng trắng mắt không được trắng
- 2/ Khi tròng trắng mắt không được trắng cần làm gì?
- 3/ Làm sao để duy trì cho đôi mắt luôn sáng khỏe?
1/ Các nguyên nhân tròng trắng mắt không được trắng
Tròng trắng mắt hay còn gọi là củng mạc, là bộ phận quan trọng của mắt với vai trò chính là bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Khi khỏe mạnh, củng mạc sẽ có màu trắng đục nên thường được gọi là tròng trắng.
Tròng trắng mắt không được trắng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tại mắt và thậm chí là cả các cơ quan khác.
Tròng trắng mắt ngả màu xanh da trời, xanh lam hay xám
Tròng trắng mắt bị xanh có thể xảy ra sau khi dùng một số loại thuốc trong thời gian dài. Như Minocycline – một loại kháng sinh thường dùng trong điều trị bệnh trứng cá viêm, viêm khớp dạng thấp. Minocycline cũng có thể khiến da, tai, răng hay móng tay của bạn chuyển sang màu xám xanh.
Trong một số trường hợp, màng cứng mỏng hơn bình thường và cho phép nhìn xuyên qua đến mô bên dưới, tạo ra sự đổi màu hơi xanh. Gặp ở những người thiếu sắt, thiếu máu, hội chứng Marfan (rối loạn mô liên kết), bệnh xương giòn…
Tròng trắng mắt không được trắng, ngả màu vàng
Lòng trắng mắt không trắng, xuất hiện mảng màu vàng, như phồng ra ngoài kết mạc là dấu hiệu bệnh pinguecula. Nguyên nhân pinguecula vẫn chưa rõ ràng và tùy cơ địa từng người, nhưng tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, môi trường nhiều gió bụi… là các điều kiện thuận lợi cho đốm vàng này xuất hiện. Đây thường là các khối lành tính, không nguy hại tới sức khỏe nhưng một số trường hợp có thể bị viêm, đỏ hay gây kích ứng khó chịu.
Nếu toàn bộ tròng trắng mắt vàng thì thường là dấu hiệu của bệnh vàng da, do sự tích tụ của các tế bào hồng cầu cũ là bilirubin. Bình thường, những tế bào này được gan lọc ra và chuyển thành mật, lưu trữ trong túi mật và bài tiết ra ngoài. Nhưng khi gan, mật hay tụy bị rối loạn, mỡ máu tăng thì vàng da có thể phát triển, không chỉ làm tròng trắng mắt ngả vàng mà còn làm vàng da.
Tròng trắng mắt ngả màu nâu
Ở người Mỹ gốc Phi, tròng trắng mắt có thể xuất hiện các đốm nâu hoặc ngả màu nâu do sắc tố melanin cao. Điều này là tính chất sinh học bình thường nên không gây hại.
Nhưng khi tròng trắng của bạn tự dưng ngả nâu hay xuất hiện các đốm nâu thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư, gọi là bệnh hắc tố mắc phải nguyên phát (PAM), bắt đầu bằng một đốm nâu phẳng như tàn nhang, không đau trên mắt. Nó thường xuất hiện ở một bên mắt, người tuổi trung niên. Khi không được điều trị, PAM có thể trở thành ung thư và ảnh hưởng tính mạng.
Tròng trắng mắt màu đỏ, hồng
Tròng trắng mắt xuất hiện đốm đỏ thường là dấu hiệu của xuất huyết dưới kết mạc, khi một hay nhiều mạch máu bên dưới bị vỡ, rò rỉ giữa tròng trắng và kết mạc ngay bên dưới. Lúc này, trông có vẻ đáng sợ nhưng chúng thường vô hại và có thể tự lành.
Nhưng nếu mắt tròng trắng bị đỏ ngầu thì có thể từ một trong các nguyên nhân: mệt mỏi, dị ứng, khô mắt, khói thuốc, kính áp tròng gây kích ứng… hay các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp… Do đó, mắt đỏ kèm theo các triệu chứng đau khó chịu, đặc biệt là mờ mắt, chảy dịch, nhạy cảm với ánh sáng… thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp tương ứng.
2/ Khi tròng trắng mắt không được trắng cần làm gì?
Tròng trắng mắt không được trắng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy từng màu sắc, triệu chứng tại mắt và toàn thân mà chúng ta sẽ có biện pháp xử trí riêng. Do đó, khi thấy bất thường tại tròng mắt chúng ta nên đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp khắc phục phù hợp tương ứng.
3/ Làm sao để duy trì cho đôi mắt luôn sáng khỏe?
Để giúp cho mắt luôn khỏe mạnh, tươi sáng, chúng ta nên:
- Bổ sung thực phẩm đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, nhất là các thực phẩm tốt cho mắt như: cà rốt, bí đỏ, gấc, cam, chanh, cải bó xôi, cải xoăn, trứng…
- Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho mắt như: Vitamin A, vitamin C, Omega-3, Lutein, Zeaxanthin…
- Uống đủ nước
- Nhỏ nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm cho mắt, nhất là với những ai thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa khô kín, môi trường nhiều nắng, gió, bụi… dễ khiến mắt bị khô
- Hạn chế đường, tinh bột, dầu mỡ
- Hạn chế đồ uống có cồn, caffein
- Hạn chế dùng thiết bị điện tử 1-2 tiếng trước khi đi ngủ
- Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày
- Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau 20 phút nên để mắt nhìn xa ít nhất 20 feet (khoảng 6m) trong 20s
- Massage mắt
- Đeo kính râm khi đi ra ngoài
- Thăm khám mắt định kỳ 3-6 tháng, nhất là khi có các biểu hiện bất thường tại mắt
Với những ai cần chăm sóc mắt thường xuyên hay đơn giản là muốn giải pháp an toàn, hiệu quả nhất cho mắt, bạn nên chăm mắt với các loại nước mắt nhân tạo không chất bảo quản như Sodyal X.
Sodyal X sử dụng công nghệ màng lọc vô khuẩn OSD (Ophthalmic Squeeze Dispenser – đa liều, không chất bảo quản) giúp chống vi khuẩn xâm nhập vào dung dịch trong lọ mà không cần dùng tới chất bảo quản. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho đôi mắt của bạn.
Đặc biệt, Sodyal X có thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc này giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường. Sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng, tạo cho bạn cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, nhanh phục hồi khi có tổn thương.
Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng mắt của mình qua các nguyên nhân tròng trắng mắt không được trắng trên đây. Đừng quên đi thăm khám chuyên khoa để biết cách điều trị phù hợp nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/discolored-sclera-whites-of-my-eyes-turn-yellow
Any comments?