Cườm nước và cườm khô là gì? Những điểm giống nhau và khác nhau

Bệnh lý cườm nước và cườm khô tưởng chừng giống nhau tuy nhiên lại là hai bệnh lý nguy hiểm về mắt mà khi gặp phải cần có những giải pháp điều trị nhanh chóng, cụ thể. Tìm hiểu hai bệnh lý ở mắt này và phân biệt chúng thông qua bài viết sau đây!

1/ Cườm nước và cườm khô là gì

Cườm nước và cườm khô là hai dạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau của bệnh cườm mắt. Cụ thể từng loại bệnh lý có thể được định nghĩa như sau:

Bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước (hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp – Glocom) là hiện tượng áp lực của thủy dịch trong mắt tăng lên hoặc không thể thoát ra ngoài gây chèn ép, tổn thương đến hệ thống dây thần kinh thị giác khiến mắt bị suy giảm thị lực đáng kể. Bệnh lý này có liên quan đến việc áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường, nếu không được phát hiện và kiểm soát sẽ gây mất thị lực ngoại vi, thậm chí nguy hiểm hơn là mù lòa.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cườm nước có thể kể đến là do bẩm sinh hoặc do các tổn thương ở bên trong mắt, di truyền, tuổi tác …

Cườm nước và cườm khô

Bệnh cườm nước 

Bệnh cườm khô

Bệnh cườm khô (hay còn gọi là đục thủy tinh thể) là hiện tượng thủy tinh thể – bộ phận nằm sau tròng đen của mắt có dấu hiệu bị đục, mờ đi dẫn đến việc người bệnh không thể nhìn rõ, suy giảm thị lực. Sự đục mờ của thủy tinh thể sẽ khiến cho ảnh sáng không lọt được qua dẫn đến việc võng mạc không thể thu được các hình ảnh sắc nét rõ ràng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cườm khô phổ biến là do lão hóa khiến cấu trúc của thủy tinh thể thay đổi, dẫn đến mờ đục. Tuy nhiên ngày nay cũng có rất nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể do yếu tố môi trường ô nhiễm, không chăm sóc đúng cách, hút thuốc …

mắt đục

Bệnh cườm khô

2/ Điểm giống nhau ở cườm nước và cườm khô

Để hiểu rõ hơn về cườm nước và cườm khô, ta có thể tìm hiểu về điểm giống nhau của hai bệnh lý này như sau:

Đều là bệnh lý về mắt

Một đặc điểm chung đầu tiên thì đây đều là những bệnh lý về mắt, hay đúng hơn là 2 dạng bệnh lý của cườm nước. Chúng đều đem đến những ảnh hưởng nhất định về thị lực nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thường gặp phải ở người lớn tuổi

Đa số những bệnh nhân mắc cườm nước và cườm khô là những người lớn tuổi. Đây là độ tuổi mà quá trình lão hóa cũng như các bệnh lý nguy hiểm có thể diễn ra gây ra những tổn thương nhất định đến mắt khiến mắt bị suy giảm thị lực đáng kể.

Cườm nước và cườm khô

Hai bệnh lý về cườm mắt này thường xảy ra phổ biến ở người cao tuổi

Đều có thể dẫn đến mù lòa

Đây được xem là 2 bệnh lý nguy hiểm về mắt, cần được phát hiện và điều trị để ngăn ngừa tình trạng diễn ra nhanh chóng, tránh được việc thị lực bị ảnh hưởng dẫn đến mù lòa. Thực tế 2 dạng bệnh lý của cườm mắt này được xem như những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới.

3/ Sự khác nhau giữa cườm nước và cườm khô

Bên cạnh điểm giống nhau giữa cườm nước và cườm khô, ta có thể phân biệt rõ ràng hơn 2 bệnh lý này thông qua những tiêu chí đánh giá về sự khác nhau sau đây:

Nguyên nhân gây ra 

  • Bệnh cườm khô: do lão hóa gây ra là phổ biến. Lúc này cấu trúc của thủy tinh thể thay đổi khiến chúng trở nên mờ đục làm cản trở quá trình thu sáng của võng mạc khiến thị lực bị ảnh hưởng.
  • Bệnh cườm nước: do áp suất thủy dịch gây ra làm tổn thương các dây thần kinh thị giác. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên thực tế là bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc tình trạng này khi mắt bị tổn thương.

Triệu chứng

  • Bệnh cườm khô: mắt có cảm giác nhìn mờ do một phần thủy tinh thể bị đục che đi tầm nhìn. Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn tuy nhiên sẽ không đau đớn cho mắt như: mắt mờ, nhìn không rõ màu sắc, mắt nhạy cảm khi gặp ánh sáng, thị lực không cải thiện khi đeo kính…
  • Bệnh cườm nước: ban đầu có thể nhìn mờ, không rõ ràng, triệu chứng tiến triển chậm nhưng khi đã xuất hiện đột ngột thường rất đau đớn cho mắt như: đau mắt dữ dội, đau đầu, đỏ mắt, buồn nôn, …

Tiến triển bệnh lý

  • Bệnh cườm khô: âm thầm, không gây đau đớn và theo thời gian sẽ khiến người bệnh mất dần thị lực.
  • Bệnh cườm nước: khó dự đoán, tiến triển nhanh và có thể mang những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Khả năng phục hồi

  • Bệnh cườm khô: nếu được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân sẽ lấy lại được thị lực
  • Bệnh cườm nước: đây là bệnh điều trị theo hướng làm giảm khả năng khiến bệnh lý trở nên nặng hơn. Mặc dù được điều trị nhưng không thể lấy lại được thị lực hoàn toàn như ban đầu.

khả năng hồi phục

Một điểm khác biệt rõ ràng nhất của 2 bệnh lý này đó là cườm nước không thể phục hồi còn cườm khô có thể phục hồi được thị lực

4/ Điều trị cườm nước và cườm khô thế nào

Để điều trị cườm nước và cườm khô, ta có thể thực hiện theo những cách sau đây:

Cườm khô

Đối với bệnh cườm khô chưa có diễn biến nặng, khi giai đoạn sớm thì người bệnh cần:

  • Cải thiện thị lực của mình bằng cách thay đổi kính thường xuyên cho phù hợp.
  • Tăng cường ánh sáng trong quá trình nhìn để thấy hình ảnh được rõ ràng hơn.
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh với các thực phẩm: giàu vitamin A, chất chống oxy hóa như rau cải xanh, cải bó xôi, cà chua, cà rốt … 
  • Đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt

Khi bệnh lý diễn biến nặng, tầm nhìn của người bệnh trở nên kém thì việc phẫu thuật thay thủy tinh thể là điều cần thiết. Sau quá trình này, người bệnh có thể lấy lại thị lực của mình. Bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp bị thủy tinh thể thứ phát sau khoảng vài năm phẫu thuật nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để kết quả được tốt nhất.

Cườm nước

Đối với bệnh cườm nước ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ được chỉ định nhỏ thuốc mắt để duy trì thị lực. Với các trường hợp không được cải thiện, chỉ định phẫu thuật làm giảm nhãn áp sẽ được đưa ra. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được kể đến như”

  • Mổ cườm nước bằng cách cắt bè củng giác mạc
  • Mổ cườm nước bằng cách cấy ghép ống thủy dịch
  • Mổ bằng laser

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên, những cách này chỉ có tác dụng để bảo tồn thị lực hiện tại cho bệnh nhân, không thể điều trị hoàn toàn cũng như lấy lại thị lực như ban đầu.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo Sodyal X Lipo với thành phần Hyaluronic Acid 0.1% dạng liên kết chéo (X-cross linked) và liposomal 5% (hạt phospholipid bao nước) tác động kép giúp tăng cường giữ ẩm, bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi những tác hại của môi trường, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe, ngăn ngừa được những bệnh lý nguy hiểm về mắt. Được sản xuất với công nghệ độc đáo, sản phẩm được sử dụng để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khô mắt, cộm mắt, mờ mắt hiệu quả và an toàn.

Cườm nước và cườm khô

Sodyal X Lipo không chứa chất bảo quản nên an toàn với đôi mắt nhạy cảm, giảm thiểu mỏi mắt, khô mắt, suy giảm thị lực hiệu quả, bảo vệ mắt khỏi những bệnh lý nguy hiểm

Mong rằng bài viết về cườm nước và cườm khô đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về hai bệnh lý của mắt này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0813.246.888 để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *