Đau mắt hột có tự khỏi không? Khi bị đau mắt hột cần làm gì?

Đau mắt hột là nguyên nhân gây mù loà hàng đầu có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới và khá phổ biến ở Việt Nam. Vậy đau mắt hột có tự khỏi được không? Cần làm gì để đau mắt hột nhanh khỏi?… Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

1/ Đau mắt hột có tự khỏi được không?

đau mắt hột có tự khỏi

Đau mắt hột có tự khỏi được không thì câu trả lời là KHÔNG. Người bệnh có thể chỉ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà nhưng chắc chắn sẽ cần đi khám trước đó để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp.

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Chúng ta có thể điều trị đau mắt hột dễ dàng bằng cách phát hiện sớm và sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.

Tuy nhiên, khi không được điều trị thì đau mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng mắt trong đau mắt hột có thể tái phát nhiều lần, để lại sẹo trên bề mặt của mắt, mí trong mắt và cần phẫu thuật. Mí có thể bị méo và quay vào trong (quặm), lớp niêm mạc tiếp tục biến dạng khiến các sợi lông mị cọ xát, làm xước bề mặt giác mạc và tiếp tục để lại các vết sẹo mới. Lâu dần tình trạng này có thể gây giảm thị lực và mù loà.

2/ Đau mắt hột bao lâu thì khỏi được?

Thông thường, các triệu chứng đau mắt hột sẽ xuất hiện sau 5 – 12 ngày tiếp xúc với vi khuẩn. Sau đó có thể tiến triển qua 5 giai đoạn:

  • Viêm nang: nhiễm trùng ban đầu với những u nhỏ chứa tế bào lympho
  • Viêm dữ dội: mắt có khả năng nhiễm trùng cao và trở nên kích ứng, mí mắt trên dày hoặc sưng lên
  • Sẹo mí mắt: nhiễm trùng tái phát nhiều lần dẫn tới sẹo ở mí mắt trong, mí mắt có thể bị méo và quay vào trong (quặm)
  • Lộn lông mi: lớp niêm mạc bên trong của sẹo mí mắt tiếp tục biến dạng và khiến các sợi lông mi quay vào trong, cọ xát và làm xước bề mặt giác mạc mắt
  • Sẹo giác mạc: giác mạc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng viêm kết hợp với tác động cọ xát từ lông mi khiến giác mạc bị tổn thương, lâu dài dẫn tới sẹo giác mạc

Và không phải ai cũng phải trải qua cả 5 giai đoạn kể trên. Thế nên đau mắt hột có tự khỏi? bao lâu thì khỏi? có thể điều trị tại nhà hay cần phẫu thuật can thiệp hay không còn tuỳ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh và chế độ chăm sóc, điều trị từ bệnh nhân.

Trong một số ít trường hợp, nếu không được can thiệp thì bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển đến khi trưởng thành. Do đó ba mẹ nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi có các triệu chứng bất thường như trẻ bị ngứa mắt, mắt kích ứng, chảy dịch từ mắt… nhất là khi trẻ từng tiếp xúc với người hoặc khu vực có người bị đau mắt hột gần đây. Điều trị càng sớm sẽ càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3/ Các dấu hiệu bị đau mắt hột

các dấu hiệu đau mắt hột

Đau mắt hột có thể ảnh hướng đến cả 2 mắt với các triệu chứng bao gồm:

  • Mắt ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
  • Chảy dịch mắt có chứa chất nhầy hoặc mủ
  • Sưng mí mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Mất thị lực
  • (Trẻ nhỏ dễ bị đau mắt hột nhưng bệnh tiến triển chậm với triệu chứng nhẹ, các triệu chứng đau đớn hơn có thể không xuất hiện cho đến khi trưởng thành.)

4/ Nguyên nhân gây đau mắt hột

đau mắt hột có tự khỏi

Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Và nó rất dễ lây lan khi tiép xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bệnh, qua các con đường trung gian như: tay, quần áo, khăn tắm, ruồi…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột bao gồm:

  • Điều kiện sống đông đúc, tăng nguy cơ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh
  • Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước không đủ và thiếu vệ sinh, nhiều ruồi
  • Tuổi tác: bệnh phổ biến nhất ở trẻ em từ 4 đến 6 tuổi
  • Giới tính: Ở một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn nam giới gấp 2 – 6 lần. Điều này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều hơn với trẻ em – đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất

5/ Khi bị đau mắt hột cần làm gì?

cần làm gì

Vì đau mắt hột có thể tiến triển qua 5 giai đoạn khác nhau nên việc điều trị còn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, và các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Dùng thuốc mỡ tra mắt có thành phần kháng sinh tetracycline hoặc azithromycin đường uống. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo nên cho cả cộng đồng sử dụng kháng sinh khi có hơn 10% trẻ em bị bệnh đau mắt hột để giảm thiểu sự lây lan và nhiễm bệnh
  • Phẫu thuật khi mí mắt biến dạng, giác mạc mờ làm suy giảm thị lực nghiêm trọng… hoặc thủ thuật nhổ lông mi (có thể cần thực hiện nhiều lần)
  • Dùng nước mắt nhân tạo và vitamin

Nước mắt nhân tạo sẽ giúp cấp ẩm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổn thương ở mắt được phục hồi. Để hiệu quả và an toàn nhất cho mắt, bạn có thể tham khảo nhỏ mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X (Italy).

Nước mắt nhân tạo Sodyal X của Ý

Sodyal X dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe, hỗ trợ phục hồi các tổn thương tại mắt một cách nhanh chóng. Với thành phần 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked), sản phẩm giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Tránh chạm vào mắt, nếu buộc phải chạm vào mắt thì cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào
  • Rửa tay kỹ càng và thường xuyên
  • Nên thay khăn tắm và khăn mặt hàng ngày và tuyệt đối không dùng chung với người khác
  • Thay vỏ gối thường xuyên
  • Không dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm trên mắt, đặc biệt là mascara
  • Không dùng chung mỹ phẩm hoặc đồ dùng cá nhân của người khác
  • Ngưng đeo kính áp tròng cho tới khi được bác sĩ kiểm tra và chấp thuận
  • Khi bị bệnh, tránh tiếp xúc với người khác
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để hạn chế lây lan mầm bệnh, ngăn ngừa ruồi phát triển xung quanh

Như vậy, đau mắt hột có tự khỏi không thì thực sự rất khó khăn và còn có nguy cơ tiến triển nặng hơn, để lại biến chứng và khiến việc điều trị càng khó khăn hơn, trong khi việc điều trị trong những giai đoạn đầu của bệnh lại tương đối dễ dàng. Do đó, bạn hãy đi khám sớm và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/diagnosis-treatment/drc-20378509
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/symptoms-causes/syc-20378505
  • https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-trachoma
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *