Đeo kính áp tròng đi mưa được không? Những lưu ý mà bạn cần biết

Việt nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ỏ miền mắc thường hay nắng mưa thất thường, nên không ít người thắc mắc đeo kính áp tròng đi mưa được không? Hay thời tiết quá nóng có làm tan chảy kính áp tròng… Với những ai đã quen đeo kính áp tròng thì việc bỏ kính, thay thế bằng kính gọng trong một số trường hợp đặc biệt sẽ có đôi chút khó khăn. EYELINK sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1/ Đeo kính áp tròng đi mưa được không?

Khác với kính gọng, kính áp tròng không bị nhòe bởi hơi sương mù trong thời tiết lạnh. Cảm giác kính mờ này cũng dễ gặp phải khi bạn đeo khẩu trang và đi dưới trời mưa. Vậy đeo kính áp tròng đi mưa được không?

Các bác sĩ và chuyên gia nhãn khoa khuyên rằng, bạn có thể đeo kính áp tròng vào những ngày mưa nhưng không đi trực tiếp dưới mưa. Cần tránh để nước mưa rơi vào mắt vì nước mưa có tính axit cao và còn chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại, rất dễ làm nhiễm trùng và gây hại cho mắt. Điều này cũng tương tự như bạn không nên đeo kính áp tròng khi đi bơi, đang tắm…

đeo kính áp tròng đi mưa được không

2/ Những lưu ý cần biết khi đeo kính áp tròng đi mưa

Nếu đang đeo lens/ kính áp tròng khi đi dưới trời mưa, bạn nên tìm chỗ trú và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn lens thông thường: lấy lens ra và bảo quản ngay trong nước ngâm.

đeo kính áp tròng đi mưa được không

Sau đó nhỏ mắt luôn với nước nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo. Nước nhỏ mắt sẽ giúp làm sạch và cấp ẩm, hỗ trợ mắt nhanh phục hồi trước sự tấn công của vi khuẩn, bụi bẩn…

Nếu mắt bạn bị ngứa đỏ, kích ứng, đau, nhìn mờ… nặng hoặc nhẹ nhưng sau 2 – 3 ngày tự nhỏ thuốc nhỏ mắt tại nhà không đỡ, hãy đến khám mắt tại các cơ sở y tế gần nhất.

Để xử lý kịp thời trước các sự kiện, thời tiết bất ngờ xảy ra khi đeo kính áp tròng, bạn nên mang theo một lọ thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho lens bên mình. Bạn có thể dùng chúng sau mỗi 2 – 3 giờ đeo lens để lấy lại cảm giác đeo lens thoải mái lúc đầu mà không phải tháo lens ra để ngâm rửa bất tiện, hay nhỏ trực tiếp lên mắt để loại bỏ các yếu tố kích ứng, cấp ẩm cho mắt để mắt nhanh phục hồi trước các tổn thương dễ gặp phải khi đeo lens.

Hiện nay, nhỏ mắt dưỡng lens Clean Drops đang được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng vì tính hiệu quả cấp ẩm, làm sạch lens tốt và an toàn cao. Clean Drops có thành phần thiên nhiên là protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt….

Clean Drops

Clean Drops phù hợp với mọi loại kính: kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng Silicone Hydrogel… Sản phẩm không chứa các chất bảo quản có độc tính như Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.

Ngoài những ngày mưa, bạn cũng nên tránh đeo kính áp tròng trong các trường hợp như: đi bơi, đi tắm, ra nhiều mồ hôi… hay môi trường nhiều phấn hoa, khói bụi, gió cát.

3/ Thời tiết có ảnh hưởng đến kính áp tròng không?

Bên cạnh việc đeo kính áp tròng đi mưa được không thì các yếu tố thời tiết khác như quá lạnh, quá nóng, nhiệt độ cao khi gần bếp nướng… có gây nguy hiểm cho đôi mắt đang đeo kính áp tròng của bạn?

Thời tiết nóng, nhiệt độ cao có làm tan chảy kính áp tròng?

đeo kính áp tròng đi mưa được không

Thời tiết nóng sẽ không ảnh hưởng tới kính áp tròng. Thực tế, kính áp tròng không bị “tan chảy” trong quá trình đeo cho dù nhiệt độ môi trường quá cao, nhưng nó sẽ làm kính áp tròng càng dễ mất nước, các vấn đề khi đeo kính áp tròng đến nhanh hơn, cụ thể là: khô, cộm mắt, mỏi mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Lúc này, các loại nước nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo chuyên dụng cho lens sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để bạn vẫn có thể đeo lens cách thoải mái và an toàn.

Ngoài ra, bạn nên chọn kính áp tròng có thêm tính năng hạn chế tia UV, tia cực tím để bảo vệ mắt tốt hơn. Khi thường xuyên hoạt động ngoài trời thì một chiếc kính râm sẽ giúp đôi mắt của bạn được bảo vệ tối ưu.

Trong trường hợp tắm hơi hay spa, mặc dù mắt không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng bạn cũng không nên đeo kính áp tròng. Điều này là do nhiệt độ và độ ẩm quá cao có thể khiến mồ hôi thấm vào bên dưới thấu kính, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Nếu hoạt động ngoài trời và chảy mồ hôi với lượng ít, chúng ta không nên dụi mắt vì có thể làm xước, rơi lens. Nên thâm bớt mồ hôi bằng khăn giấy hoặc khăn tay để hạn chế mồ hôi chảy vào mắt.

Thời tiết lạnh

So với nhiệt độ quá cao thì nhiệt độ thấp sẽ an toàn hơn. Vì thấu kính nằm rất gần bề mặt giác mạc nên nhiệt độ cơ thể sẽ đủ để giữ cho kính áp tròng ở nhiệt độ thoải mái.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là khi thời tiết nhiều gió lạnh, độ ẩm thấp và khói bụi sẽ làm kính áp tròng dễ khô và nhiễm vi khuẩn hơn. Vì thế, bạn hãy nhỏ mắt dưỡng lens thường xuyên hơn với nước nhỏ mắt chuyên dụng hoặc nước mắt nhân tạo, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để mắt luôn được cấp ẩm tốt.

Có thể đeo kính áp tròng đi mưa được không? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này, cũng như biết cách xử trí khi đeo kính áp tròng trong các thời tiết đặc biệt khác. Hãy nhớ nhỏ mắt dưỡng lens để luôn thoải mái khi đeo kính áp tròng và ngăn ngừa tốt các vấn đề dễ gặp phải khi đeo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *