Đeo lens đi bơi được không? Cách đeo lens đi bơi an toàn cho mắt

Sử dụng và đeo lens đi bơi được không? Với những ai mắc tật khúc xạ thì kính áp tròng là sự thay thế cho kính gọng hoàn hảo trong các hoạt động thể thao ngoài trời. Nhưng chúng ta vẫn thường được khuyên rằng không nên đeo lens đi bơi hay đi dưới trời mưa. Thực hư điều này ra sao, hãy cùng EYELINK tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1/ Đeo lens đi bơi được không?

Để giải đáp cụ thể cho vấn đề khi đeo lens đi bơi được không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN, vì nước hồ bơi có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh tiềm ẩn… gây hại đến mắt. Kính áp tròng (lens) có xu hướng hút nước để duy trì độ ẩm, hình dạng và là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển, nên đeo kính khi đi bơi rất dễ khiến đôi mắt của bạn bị nhiễm khuẩn, đỏ mắt, kích ứng măt… và tăng nguy cơ các bệnh về mắt.

Nếu mắc tật khúc xạ, việc đeo lens sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn dưới nước và thuận tiện hơn rất nhiều so với kính gọng. Thế nhưng, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích này và nguy cơ nhiễm trùng mắt của nó.

đeo lens đi bơi được không

So với nước hồ, sông và nước biển thì nước bể bơi có thể an toàn hơn. Clo và các hóa chất trong bể bơi đã được thêm vào để tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh. Thế nhưng kính áp tròng luôn có các lỗ thoáng khí (để duy trì khả năng trao đổi oxy tại mắt), các vi khuẩn, mầm bệnh có thể đi qua và kẹt lại tại đó.

2/ Cách đeo lens, kính áp tròng đi bơi an toàn

Đeo lens đi bơi được không thì câu trả lời là không nên. Nhưng trong những điều kiện đặc biệt, như bạn cần duy trì tầm nhìn tốt dưới nước thì để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mắt, bạn cần:

đeo lens đi bơi được không

  • Đeo kính bảo hộ khi bơi: sử dụng kính bảo hộ vừa khít với mắt để ngăn nước vào mắt. Nếu thường xuyên bơi lội thì bạn hãy cân nhắc cặp kính bảo hộ có độ cận theo toa để không cần dùng kính áp tròng khi bơi nữa.
  • Tháo lens ngay sau khi bơi rồi nhỏ thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo để làm sạch và dưỡng mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt cả trước khi bơi để giảm nguy cơ khô mắt. Cần dùng loại chuyên dụng cho lens, không dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt có chứa muối.
  • Lens đã tháo cần bảo quản ngay trong nước ngâm trong 24h. Sau đó bạn có thể thay một cặp kính áp tròng mới hoặc kính gọng.
  • Cân nhắc sử dụng kính áp tròng 1 ngày để đảm bảo an toàn hơn.

Bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng lens Clean Drops để bảo vệ mắt, có trải nghiệm thoải mái khi đeo lens và ngăn ngừa các bệnh về mắt.

Clean drops thuốc nhỏ mắt lens

Clean Drops là dung dịch nhỏ mắt protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng. Phù hợp với mọi loại kính: kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng Silicone Hydrogel… Clean Drops bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp bạn có thể đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…

Sản phẩm hoàn toàn không chứa các chất bảo quản có độc tính cho mắt như Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol nên an toàn khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.

Bên cạnh đó, nếu bạn là VĐV bơi lội chuyên nghiệp thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa để lựa chọn kính áp tròng phù hợp hay:

  • Sử dụng kính bảo hộ có độ cận theo toa khi bơi.
  • Sử dụng kính áp tròng Ortho-K vào ban đêm để điều chỉnh giác mạc, bạn không còn phải đeo kính vào ban ngày.
  • Phẫu thuật LASIK để điều chỉnh thị lực hoàn toàn.

3/ Những dấu hiệu mắt có thể gặp phải sau khi đeo lens đi bơi

Nếu không được bảo vệ cẩn thận, sau khi đeo lens khi đi bơi bạn có thể gặp phải các triệu chứng: mắt đỏ, đau, ngứa, chảy nước mắt, mờ mắt, mắt sưng tấy, tăng nhạy cảm với ánh sáng, cộm mắt…

đeo lens đi bơi được không

Khi đeo kính áp tròng đi bơi, làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt như: khô mắt, nhiễm trùng mắt, mài mòn giác mạc, viêm mắt, loét giác mạc…

Tương tự như vậy, bạn cũng không nên đeo kính áp tròng đi tắm, đi dưới trời mưa… Bất kỳ loại nước nào cũng có thể gây hại khi mắt bạn đang đeo kính áp tròng. Theo Trung tâm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC), có một loại trùng amip tên là Acanthamoeba được tìm thấy trong tất cả các loại nước, phổ biến hơn trong nước máy hoặc nước giếng.

Acanthamoeba có thể gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, gọi là viêm giác mạc Acanthamoeba. Viêm giác mạc do trùng Acanthamoeba gây nên sẽ rất đau và khó điều trị, trong một số trường hợp còn có thể dẫn tới mù lòa.

Mong rằng qua câu trả lời đeo lens đi bơi được không trên đây, EYELINK hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc mắt khi đeo lens hữu ích.

(EYELINK là thương hiệu nhãn khoa với hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăm sóc mắt và kính áp tròng, được ra đời với sứ mệnh kết nối Người tiêu dùng – Chuyên gia nhãn khoa – Sản phẩm chất lượng trên toàn thế giới.)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *