Hậu quả của bệnh đau mắt hột là gì? Nguyên nhân và Dấu hiệu

Hậu quả của bệnh đau mắt hột có thể xảy ra và nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Dưới đây là hậu quả, nguyên nhân, dấu hiệu… của bệnh mà bạn nên biết để chủ động điều trị sớm và phòng ngừa bệnh tái phát.

1/ Hậu quả của bệnh đau mắt hột thế nào?

hậu quả của bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột có thể dễ dàng điều trị nếu như được phát hiện sớm và sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tái phát, lặp đi lặp lại thì có thể để lại hậu quả của bệnh đau mắt hột hay các biến chứng, bao gồm:

  • Sẹo mí mắt trong
  • Biến dạng mí mắt (VD: mí mắt gấp vào trong (quặm), lông mi mọc ngược từ đó có thể làm trầy xước giác mạc)
  • Sẹo giác mạc, vẩn đục giác mạc
  • Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn

Đau mắt hột là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù loà nhiều hơn bất kỳ bệnh nhiễm trùng mắt nào khác. Nó khiến gần 1,9 triệu người bị giảm thị lực và chiếm 1,4% tổng số ca mù loà trên khắp thế giới.

2/ Nguyên nhân gây đau mắt hột

hậu quả của bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Đây là bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc cá nhân trực tiếp như tay, khăn, quần áo dùng chung, qua ruồi từng tiếp xúc với mắt hoặc mũi của người bệnh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Điều kiện sống đông đúc
  • Vệ sinh kém, không đủ nước, nhiều ruồi
  • Tuổi: phổ biến ở trẻ 4-6 tuổi
  • Giới tính: phụ nữ có tỷ lệ mắc cao gấp 2-6 lần so với nam giới (điều này có thể do phụ nữ thường tiếp xúc với trẻ em nhiều hơn)

3/ Dấu hiệu nhận biết đau mắt hột

Đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt với các triệu chứng:

  • Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
  • Chảy nước mắt có chứa chất nhầy hoặc mủ
  • Sưng mí mắt
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Mất thị lực
  • Ở trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm trùng mắt thì bệnh tiến triển chậm hơn, các triệu chứng gây đau có thể không xuất cho đến tuổi trưởng thành

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định 5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột:

  • Giai đoạn 1 – Viêm nang: nhiễm trùng ban đầu có từ 5 nang trở lên (nang là nhứng vết sưng nhỏ chứa tế bào bạch cầu lympho, có thể nhìn thấy bằng kính lúp ở bề mặt bên trong của mí mắt trên)
  • Giai đoạn 2 – Viêm dữ dội: mắt dễ bị nhiễm trùng và kích ứng, mí mắt dày hoặc sưng lên
  • Giai đoạn 3 – Sẹo mí mắt: nhiễm trùng lặp đi lặp lại làm hình thành sẹo (dạng các đường trắng) bên trong mí mắt, mí mắt có thể bị biến dạng, quặm vào trong
  • Giai đoạn 4 – Lông mi quay vào trong: lớp lót bên trong có sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng khiến lông mi quặp vào trong, cọ xát và làm trầy xước bề mặt giác mạc
  • Giai đoạn 5 – Đục giác mạc: giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm liên tục và trầy xước từ lông mi, dẫn đến bị mờ

Tất cả các dấu hiệu của đau mắt hột đều nghiêm trọng hơn ở mi trên. Nếu không được điều trị can thiệp, bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển đến tuổi trưởng thành.

4/ Cách điều trị khi bị đau mắt hột

hậu quả của bệnh đau mắt hột

Để điều trị và ngăn ngừa các hậu quả của bệnh đau mắt hột, bạn cần đi khám để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Các lựa chọn điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, như:

  • Dùng thuốc: trong giai đoạn đầu thường chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh là đủ. Bác sĩ có thể kê thuốc mỡ tra mắt tetracycline hoặc azithromycin đường uống (cần kê đơn từ bác sĩ). WHO cũng khuyến cáo nên dùng kháng sinh cho cả cộng đồng khi có hơn 10% trẻ em bị đau mắt hột
  • Phẫu thuật: thực hiện trong các giai đoạn sau của đau mắt hột, như phẫu thuật xoay mí mắt (rạch một đường ở mí mắt bị sẹo và xoay mi ra khỏi giác mạc để hạn chế sẹo giác mạc tiến triển), ghép giác mạc (khi giác mạc mờ đục làm giảm thị lực nghiêm trọng), loại bỏ lông mi (có thể cần thực hiện nhiều lần)

Người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh đúng cách bằng cách: giữ cho tay và mặt sạch sẽ để phá vỡ chu kỳ tái nhiễm; vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh ruồi; xử lý chất thải hợp lý; sử dụng nước sạch.

Bên cạnh đó, từ năm 2020 WHO đã thiết lập một chiến lực y tế cộng đồng được gọi là SAFE:

  • (Surgery) Phẫu thuật để điều trị các giai đoạn tiến triển của bệnh
  • (Antibiotics) 1 loại kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
  • (Facial) Vệ sinh da mặt
  • (Environmental) Cải thiện môi trường sống, cụ thể là tăng khả năng tiếp cận với nước và vệ sinh môi trường

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về hậu quả của bệnh đau mắt hột để điều trị bệnh sớm và chủ động phòng ngừa bệnh tái phát, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.cdc.gov/hygiene/disease/trachoma.html
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/symptoms-causes/syc-20378505
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/diagnosis-treatment/drc-20378509
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *