Máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn? Bảo vệ mắt thế nào

Liệu máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn? Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại thì nên làm thế nào để ngăn tình trạng khô, mỏi mắt… Hãy cùng EYELINK tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn?

Máy tính có diện tích màn hình lớn hơn nhiều so với điện thoại, nên về tương đối chúng sẽ ít gây căng thẳng hơn cho mắt. Nhưng về mật độ bức xạ thì cả hai có tác động như nhau.

Nhưng thực tế, máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn không quan trọng cho bằng việc bạn đang dùng máy tính và điện thoại thế nào, khoảng cách đến từng màn hình ra sao, việc bạn chỉnh chế độ sáng trên từng thiết bị, sử dụng chúng trong môi trường  ánh sáng thế nào…

máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn

2/ Tác hại cho mắt khi dùng máy tính và điện thoại

Hội chứng thị giác màn hình

Sau vài giờ ngồi trước màn hình máy tính hay điện thoại, mắt bạn rất dễ bị khô, mỏi, nhìn mờ, thậm chí là đỏ rát, đau. Đây là các triệu chứng điển hình của hội chứng thị giác màn hình.

Bình thường, mắt chúng ta sẽ chớp mắt trung bình 14 lần/phút. Nhưng khi tập trung vào màn hình máy tính hay điện thoại thì số lần chớp mắt giảm chỉ còn khoảng 6 lần/phút. Đây là hành động vô thức nên ta rất khó nhận ra. Mỗi lần chớp mắt, nước mắt được tiết ra và bao phủ toàn bộ bề mặt, dưỡng ẩm và làm sạch mắt. Vì số lần chớp mắt giảm đáng kể nên mắt rất dễ bị khô, kích ứng và nhìn mờ.

Bên cạnh đó, bạn dễ gặp phải các triệu chứng ngoài mắt như đau mỏi vai gáy, nhức đầu. Điều này càng làm giảm sự tập trung khi làm việc.

hội chứng thị giác

Tổn thương mắt do ánh sáng xanh

Nếu như hội chứng thị giác màn hình biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi thì tổn thương mắt do ánh sáng xanh là vĩnh viễn và tích lũy dần theo thời gian. Bên cạnh vấn đề máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn thì các nghiên cứu khoa học đều chứng minh ánh sáng xanh từ cả 2 loại thiết bị này đều không tốt cho mắt khi tiếp xúc lâu ngày.

Chúng ta vẫn tiếp xúc với ánh sáng xanh hàng ngày trong ánh sáng mặt trời tự nhiên. Thế nhưng, khoảng cách từ mắt đến màn hình quá gần khiến ảnh hưởng từ ánh sáng xanh này trở nên đáng lo ngại. Đây là ánh sáng có mức năng lượng lớn nhất trong số các tia sáng nhìn thấy được, có thể xuyên qua lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu, đến đáy mắt và làm tổn thương võng mạc, gây thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

Để hạn chế dùng điện thoại hay máy tính hại mắt hơn thì chúng ta nên hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại khi không cần thiết và giữ khoảng cách phù hợp, đặc biệt là giáo dục trẻ em điều này. Nguyên nhân là vị mắt của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa có các sắc tố bảo vệ để lọc bớt ánh sáng xanh.

Rối loạn nhịp sinh học

máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn

Bên cạnh việc tác động xấu trực tiếp lên mắt, việc tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử buổi tối còn làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Nguyên nhân là vì ánh sáng xanh sẽ ức chế quá trình tiết melatonin – hormon giấc ngủ – khiến chúng ta khó buồn ngủ.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh vào buổi tối còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, béo phì, tim mạch…

3/ Cần bảo vệ mắt thế nào khi dùng máy tính và điện thoại

Máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn, điều quan trọng hơn là chúng ta sử dụng chúng thế nào. Dưới đây là các cách bảo vệ mắt trước màn hình điện tử, hãy cùng Eyelink tìm hiểu và thực hành mỗi ngày nhé.

Sử dụng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản

Nước mắt nhân tạo sẽ giúp cấp ẩm kịp thời và dưỡng ẩm cho mắt, giảm tình trạng khô, mỏi mắt. Với những ai thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại thì các loại nước mắt nhân tạo không chất bảo quản sẽ an toàn nhất cho mắt. Vì khi sử dụng lâu dài, các chất bảo quản sẽ tích lũy và gây hại cho mắt.

Nước mắt nhân tạo đa liều

Sodyal X hiện là nước mắt nhân tạo đa liều không chất bảo quản được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng. Sản phẩm với thành phần 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked). Cấu trúc này giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường, giúp giữ ẩm chuyên sâu, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt và cả kính áp tròng.

Giữ khoảng cách giữa mắt và màn hình phù hợp

Ánh sáng xanh và chói từ màn hình chiếu thẳng trực tiếp lên mắt sẽ khiến mắt căng thẳng, khó chịu. Để hạn chế điều này, bạn nên đặt mắt cách màn hình máy tính, điện thoại khoảng 50 – 60cm.

Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với môi trường xung quanh

Không phải độ sáng màn hình thấp thì tốt hơn cho mắt. Bí quyết là, bạn cần điều chỉnh độ sáng sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Điều này sẽ giúp các luồng sáng hòa vào nhau, mắt bạn ít phải điều tiết khi nhìn từ hình ảnh trên màn hình sang không gian xung quanh và ngược lại.

Quy tắc 20 – 20 – 20

máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn

Sau mỗi 20 phút bạn hãy nhìn vật cách xa 20 bàn chân (khoảng 6m) trong vòng 20s. Áp dụng quy tắc này thường xuyên sẽ giúp đôi mắt của bạn được thư giãn, giảm mỏi mắt.

Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử vào buổi tối sẽ gây hại cho mắt nhiều hơn, mặt khác khiến bạn dễ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Do đó, hãy hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ nhé. Thay vào đó, bạn hãy thử tạo thói quen cho các hoạt động lành mạnh hơn như: đọc sách, nghe raido, thiền, yoga, đi dạo, nói chuyện với người thân…

Lựa chọn chế độ lọc ánh sáng xanh

Hiện nay, tại nhiều điện thoại thông minh và máy tính đã có chế độ lọc ánh sáng xanh, màn hình sẽ hơi ngả sang vàng một chút. Điều này không ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh quan sát nhưng có thể giúp cho đôi mắt của bạn giảm bớt tác động trước ánh sáng xanh.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ máy tính và điện thoại cái nào hại mắt hơn và có thêm những kinh nghiệm chăm sóc mắt hữu ích. Chúc bạn có một đôi mắt luôn sáng khỏe và rạng ngời!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *