Ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt do nguyên nhân nào? Bạn cần làm gì?

Khó tránh khỏi lo lắng khi đột ngột ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt, nhất là khi điều này lặp lại hoặc diễn ra thường xuyên. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và bạn cần xử trí thế nào để khắc phục, giữ mắt khoẻ mạnh?

1/ Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt

ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Khi sáng ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt, trước hết bạn hãy kiểm tra xem có dấu hiệu của đau mắt đỏ hay không. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực trong trường hợp nặng.

Các dấu hiệu mà bạn có thể quan sát thấy là:

  • Tròng trắng mắt màu đỏ hoặc hồng
  • Ngứa hoặc rát trong mắt
  • Sưng mí mắt
  • Mắt cộm
  • Chảy nước mắt

Nhiễm trùng mắt khác

Bên cạnh đau mắt đỏ thì nhiều tình trạng nhiễm trùng mắt khác đều có thể dẫn đến mờ mắt, như:

  • Viêm giác mạc: đau, mỏi mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, chói mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, mắt đỏ, nhìn mờ, nhiều ghèn, gỉ mắt màu trắng hoặc vàng…
  • Viêm nội nhãn: nhìn mờ hoặc mất thị lực, cảm giác nhức, kích thích ở mắt, đỏ mắt, sưng nề quanh mắt, đau đầu kéo dài (đau nhiều hơn về đêm hoặc rạng sáng), xuất hiện khối mủ trắng trên võng mạc, giác mạc phù nề, mi sưng tấy…
  • Viêm dây thần kinh thị giác: mất thị lực ở một bên mắt, mắt đau nhức, giảm độ nhạy màu sắc, ánh sáng nhấp nháy…
  • Mụn rộp ở mắt (herpes ở mắt): giác mạc có thể bị vẩn đục dẫn đến nhìn mờ, sưng quanh mắt, nhiễm trùng mắt tái phát, đỏ mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, chảy nước mắt nhiều, tăng nhạy cảm với ánh sáng…
  • Viêm màng bồ đào: mắt đau, đỏ, sợ ánh sáng, giảm thị lực tuỳ mức độ…

Đau nửa đầu thị giác

ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt

Đau nửa đầu thị giác là một trong những triệu chứng của đau nửa đầu và ảnh hưởng gián tiếp lên các cơ quan khác, phổ biến nhất là thị giác. Người bệnh có thể thấy thay đổi về thị giác trước, trong hoặc sau khi cơn đau đã đi qua.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là hậu quả khi dòng máu và huyết áp thay đổi. Người bệnh có thể nhìn mờ, mất thị lực tạm thời, nhìn đôi, nhìn đục, nhìn có điểm mù, nhìn đa sắc, ảo ảnh…

Đục thủy tinh thể

Ngủ dậy bị mờ một cách thường xuyên và tiến triển từ từ thì bạn có thể nghĩ tới nguyên nhân này. Đục thuỷ tinh thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc thoái hoá do tuổi tác, với triệu chứng chính là nhìn mờ, không đau.

Đục thuỷ tinh thể tiến triển từ từ theo thời gian:

  • Giai đoạn sớm: mờ mắt, khó khăn khi lái xe vào ban đêm, cảm giác như mắt có màng che…
  • Giai đoạn muộn: màu thuỷ tinh thể thay đổi, nhìn thấy chấm đen trước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi, giảm nhạy cảm với màu sắc…

Mỏi mắt

Khi sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu, đặc biệt trong môi trường thiếu sáng buổi tối thì bạn rất dễ bị mỏi mắt và có thể dẫn tới nhìn mờ, khô mắt, đau đầu, đau cổ vai gáy…

Nguyên nhân nghiêm trọng

Bên cạnh những lý do phổ biến hơn kể trên, sáng ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt khi xuất hiện đột ngột cũng có thể là dấu hiệu của một trong các trường hợp cần cấp cứu y tế ngay, bao gồm:

  • Đột quỵ: ngoài nhìn mờ ở 1 hoặc cả 2 mắt, đột quỵ khiến bệnh nhân đau đầu dữ dội, mất phương hướng, khó nói, mất thăng bằng, tê hoặc ngứa ran ở các chi (đặc biệt là ở một bên)…
  • Bong võng mạc: là tình trạng cần cấp cứu, xảy ra khi võng mạc bị kéo ra khỏi vị trí bình thường trên thành sau của mắt. Dẫn tới nhìn mờ đột ngột, có những tia sáng loé lên, vật thể di chuyển ngang qua tầm nhìn của bạn, giảm tầm nhìn ngoại vi, xuất hiện bóng hoặc rèm trong trường thị giác…
  • U não: các khối u trong não có thể gây áp lực lên khu vực xử lý hình ảnh và gây hiện tượng mờ mắt. Ngoài ra, người bệnh thường bị nhức đầu dai dẳng, khó tập trung, dễ nhầm lẫn, giảm trí nhớ, khó nói, mất thăng bằng, giảm khả năng phối hợp giữa các bộ phận…
  • Tăng nhãn áp góc đóng: áp lực nội nhãn tăng cao và chèn ép lên dây thần kinh thị giác, gây tổn thương thị lực, mất thị lực… và thường xảy ra ở một bên mắt. Các dấu hiệu tăng nhãn áp góc đóng khác như: đau đầu, đau mắt dữ dội, buồn nôn, nôn, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn…
  • Thoái hoá điểm vàng (AMD): với dấu hiệu đầu tiên là nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt, sau đó xuất hiện các điểm tối hoặc điểm mù trong tầm nhìn trung tâm, tầm nhìn lượn sóng, biến dạng thị giác, giảm khả năng nhìn các chi tiết…
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: phát triển khi lượng đường trong máu duy trì ở mức cao trong thời gian dài, làm tổn thương các mạch máu nhỏ khắp cơ thể, bao gồm ở cả võng mạc và gây nhìn mờ, nhìn đôi, tăng các điểm nối trong tầm nhìn, nhìn ban đêm kém…

2/ Tình trạng ngủ dậy mờ mắt có nguy hiểm không?

Sáng ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn các trường hợp đến từ các nguyên nhân không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra kéo dài hoặc kèm theo các bất thường khác ở mắt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh cần điều trị.

3/ Khi ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt phải làm sao?

ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt

Khi một bên mắt bị mờ khi ngủ dậy, trước hết bạn nên theo dõi mức độ cùng các triệu chứng liên quan để đánh giá mức độ nguy hiểm.

Cần đi khám tại cơ sở y tế gần nhất ngay khi mắt bị mờ kèm theo:

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột
  • Đau đầu sau khi bị đập vào đầu
  • Khó tỉnh táo
  • Mất ý thức
  • Tê một bên mặt
  • Mất khả năng nâng cao một hoặc cả hai cánh tay
  • Nói lắp
  • Tiền sử tiểu đường

Nếu triệu chứng nhìn mờ chỉ thoáng qua và bạn có thể nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường thì không cần lo lắng quá. Nhưng vẫn cần chú ý chăm sóc mắt tốt hơn, như:

  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, chỉ nên sử dụng khi cần thiết để dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi
  • Sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách… trong không gian có đủ ánh sáng, nên tận dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên nếu có thể
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20: cứ sau mỗi 20 phút nên nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây
  • Massage mắt
  • Chườm mắt với khăn ấm 10 phút trước khi đi ngủ
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, uống đủ nước
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Dưỡng mắt với nước nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo để mắt bớt khô, mỏi. Nhất là khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình điện tử, làm việc trong môi trường điều hoà khô kín, môi trường nhiều nắng gió…
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần

Để giúp mắt luôn khoẻ mạnh, không bị khô cộm, mệt mỏi… bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X đến từ Italy. Sản phẩm với thành phần 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked), có khả năng dưỡng ẩm chuyên sâu và duy trì hiệu quả lâu dài so với Acid Hyaluronic – thành phần dưỡng ẩm mắt an toàn khá phổ biến.

Nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X

Sodyal – X dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng, giúp tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Trên đây là những nguyên nhân của tình trạng sáng ngủ dậy bị mờ 1 bên mắt và cách xử trí. Eyelink hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin chăm sóc mắt hữu ích. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Facebook/ Zalo đến Dược sĩ Eyelink nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *