Nhiễm trùng mắt vì đeo lens do nguyên nhân gì? Cần xử lý ra sao

Nhiễm trùng mắt vì đeo lens là biến chứng thường gặp ở những ai đeo lens thường xuyên. Bạn sẽ gặp các triệu chứng điển hình như: đau, đỏ mắt, chảy nước mắt, giảm thị lực… Điều này không chỉ để lại các cảm giác khó chịu mà còn có thể chuyển thành các bệnh về mắt nghiêm trọng hơn.

1/ Tình trạng nhiễm trùng mắt vì đeo lens

Kính áp tròng là giải pháp thay thế kính gọng tiện lợi, giúp bạn kiểm soát tật khúc xạ hay tăng tính thẩm mỹ cho mắt. Tuy nhiên, vì tính chất ôm sát bề mặt giác mạc nên nhiễm trùng mắt vì đeo lens luôn tồn tại với nguy cơ cao. Đặc biệt nếu như bạn lạm dụng kính áp tròng, vệ sinh, bảo quản lens và chăm sóc mắt khi đeo lens chưa đúng.

Lúc này, bạn sẽ gặp các triệu chứng như: đỏ, sưng mắt, chảy nước mắt, nhiều ghèn mắt, ngứa, cộm mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt, nhìn mờ…

nhiễm trùng mắt vì đeo lens

2/ Nguyên nhân khiến mắt bị nhiễm trùng do đeo lens

Lens bị nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng mắt vì đeo lens bị nhiễm khuẩn, gặp trong 2 trường hợp cụ thể:

  • Vệ sinh và bảo quản lens không đúng cách nên lens bị nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng… ngay trong môi trường nước ngâm và đưa chúng vào mắt khi đeo. Để hạn chế điều này, ngoài việc ngâm lens đúng cách, bạn nên tráng lens với nước nhỏ mắt chuyên dụng để làm sạch lens trước khi đeo.
  • Trong lúc đeo, lens bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn từ không khí xung quanh. Đây cũng là nơi lý tưởng cho lipid, protein trong nước mắt bám vào, dần dần lại trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn nên nhỏ mắt để làm sạch lens sau mỗi 2h sử dụng, đồng thời không nên đeo lens quá 6 – 8 tiếng/ngày.

Mắt bị khô

nhiễm trùng mắt vì đeo lens

Khi tiếp xúc với bề mặt giác mạc, kính áp tròng sẽ chia màng phim nước mắt ra làm đôi, điều này khiến nước mắt bị bay hơi nhanh hơn. Mặt khác, để duy trì độ mềm và hình dạng thì kính áp tròng luôn có xu hướng hút nước để bù lại lượng nước trên kính bị bay hơi. Kết hợp các yếu tố này, mắt của bạn càng dễ bị khô, kéo theo là vi khuẩn, bụi bẩn… khó bị loại bỏ, mắt yếu hơn và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mắt thiếu oxy

Nguy cơ bị nhiễm trùng mắt vì đeo lens còn do mắt bị thiếu oxy. Để duy trì độ trong suốt thì giác mạc sẽ không có các mạch máu. Do đó, khác với các cơ quan khác trong cơ thể sẽ lấy oxy từ mạch máu, giác mạc của chúng ta sẽ lấy oxy trực tiếp từ không khí phía trước nó. Oxy trong không khí sẽ được phân tán vào giác mạc qua màng phim nước mắt.

Thế nhưng, khi đeo kính áp tròng thì màng phim nước mắt bị chia làm đôi và bị ngăn cản tiếp xúc với oxy không khí, điều này khiến mắt sẽ bị thiếu oxy, yếu đi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Lâu dần, mắt sẽ bị tân mạch giác mạc, bị phù.

3/ Điều trị mắt đeo lens bị nhiễm trùng thế nào

cách xử lý

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng mắt vì đeo lens, bạn cần tháo lens ra và bảo quản lens trong nước ngâm. Sau đó nhỏ nước nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo ngay để làm sạch và cấp ẩm cho mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho mắt được phục hồi.

Nếu các triệu chứng mới và nhẹ, bạn có thể chỉ cần nhỏ nước nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo tại nhà và tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Nhưng khi triệu chứng đã nặng hay tái đi tái lại, bạn cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và hướng dẫn bạn đơn thuốc có kháng sinh, kháng virus phù hợp.

4/ Cách phòng ngừa nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo và tháo kính áp tròng.
  • Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm.
  • Nên có thêm kính bảo vệ bên ngoài khi đi đường hoặc trong môi trường nhiều khói, bụi…
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Nếu mắt bị khô, cộm hoặc trung bình mỗi 2 giờ sau khi đeo, bạn hãy nhỏ nước nhỏ mắt chuyên dụng cho lens để làm sạch và cấp ẩm kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác thoái mái như mới đeo lens mà không phải tháo lens ra để ngâm rửa bất tiện, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, các bệnh về mắt dễ gặp phải khi đeo lens.
  • Không đeo kính áp tròng khi mắt bị khô. Bạn nên chăm sóc mắt, để mắt được cấp ẩm đầy đủ với nước mắt nhân tạo trước khi dùng kính áp tròng.
  • Uống đủ nước, thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.

Hiện nay, nhỏ mắt dưỡng lens với thành phần thiên nhiên Clean Drops đang được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng bởi tính hiệu quả và an toàn. Sản phẩm là hàng nội địa Italy và được phân phối tại Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

nhiễm trùng mắt vì đeo lens

Clean Drops với thành phần là protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng. Với đặc tính của chất hoạt động bề mặt anion thế hệ mới, Protelan VE/K giúp làm sạch tạp chất bám dính trên bề mặt kính áp tròng một cách nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng. Đồng thời tạo thành lớp lá chắn bảo vệ lâu dài để dưỡng ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn, phospholipid, bụi bẩn mới… bám dính vào bề mặt thấu kính, duy trì sự thoải mái cho mắt và cải thiện độ sắc nét của hình ảnh.

Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết cách xử trí khi nhiễm trùng mắt vì đeo lens và cách chăm sóc mắt để phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát, giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và thoải mái khi đeo lens.

2 thoughts on “Nhiễm trùng mắt vì đeo lens do nguyên nhân gì? Cần xử lý ra sao

  1. Hiền says:

    không hiểu sao cháu chỉ cần liếc mắt nhẹ thôi đã đau nhói mắt rồi cháu bị sao vậy ạ

    • DS. Đỗ Thị Thu Trang says:

      Chào bạn Hiền,
      Hiện tại bạn có đang đeo lens thường xuyên không? Bạn vui lòng liên hệ qua Fanpage bằng cách click vào biểu tượng icon góc dưới bên trái màn hình nhé! Eyelink cần hiểu hơn về tình trạng hiện tại của mình để có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
      Chúc bạn Hiền sức khoẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *