Rách giác mạc có bị mù không? Cần làm gì khi rách giác mạc?

Rách giác mạc có bị mù không? Bên cạnh chức năng bảo vệ, giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt, đóng vai trò quan trọng của thị lực. Vậy giác mạc bị rách có khả năng hồi phục không? Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

1/ Rách giác mạc có bị mù không?

Giác mạc là phần trong suốt bên ngoài, nằm phía trước mắt nên rất dễ bị tổn thương. Nó rất dễ gặp phải các vết xước nhỏ khi tiếp xúc với bụi, đất, cát… và thường có thể hồi phục được, nhưng khi giác mạc bị rách thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thị lực và sức khỏe của mắt. Vậy rách giác mạc có bị mù không?

rách giác mạc có bị mù không

Việc bị rách giác mạc có bị mù hay không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí và nguyên nhân vết rách… Thông thường, với vết rách được tạo ra từ các dị vật nhỏ, tổn thương dừng lại ở lớp biểu mô ngoài cùng thì rách giác mạc sẽ hồi phục sau khoảng 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, khi vết rách quá sâu qua dịch thủy thì có thể gây các biến chứng: viêm kết mạc, viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt, giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa. Việc xử lý khâu giác mạc đòi hỏi sự chặt chẽ, tỷ mỷ, cẩn thận cùng kinh nghiệm phẫu thuật. Nếu thực hiện không tốt có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là mất thị lực hoàn toàn.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường cần tới 1 tháng để vết khâu lành hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể để lại sẹo và ảnh hưởng tới thị lực. Do đó khi bị rách giác mạc, bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ và tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện những biến chứng có thể xảy ra.

2/ Khi bị rách giác mạc có nguy hiểm không?

rách giác mạc có bị mù không

Giác mạc rất mỏng và nằm ngoài cùng của mắt nên rất dễ bị tổn thương. Khi bị rách giác mạc, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng: cộm, khó mở mắt, đỏ và đau, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ tạm thời, chảy nước mắt, đau rát mắt…

Một vết rách giác mạc nong và nhỏ có thể hồi phục hoàn toàn và không ảnh hưởng tới thị lực. Nhưng những vết rách sâu có thể gây nhiễm trùng. Rách giác mạc nếu không được xử trí và điều trị đúng cách có thể gây các biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, sẹo giác mạc… và ảnh hưởng tới thị lực.

3/ Cần làm gì khi bị rách giác mạc?

Để ngăn ngừa rách giác mạc có bị mù không cũng như các biến chứng khác của rách giác mạc, trước hết chúng tac cần tới Bác sĩ để được kiểm tra, đánh giác mức độ tổn thương và có giải pháp điều trị phù hợp.

Nếu chấn thương mắt kèm theo tổn thương tại các phần xung quanh mắt như tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt, chảy máu trong mắt…. thì bạn cần dùng miếng băng gạc sạch che mắt lại trước khi đưa đến bác sĩ nhé.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý:

cần làm gì để điều trị

  • Sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không dụi mắt
  • Không để mắt phải làm việc quá lâu. Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử khi không cần thiết
  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc ngoài trời
  • Đeo kính râm khi đi dưới trời nắng hoặc bất kỳ lúc nào mắt cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng
  • Không để mắt tiếp xúc với nước, bụi bặm để tránh nhiễm trùng mắt
  • Không đeo kính áp tròng
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi mắt bị đau, kích ứng nhiều hơn

Để làm dịu mắt và giúp mắt phục hồi tổn thương, bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo Sodyal X của Ý.

rách giác mạc có bị mù không

Sodyal X là nước mắt nhân tạo không chất bảo quản, dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt, đẩy nhanh tái tạo biểu mô, giảm triệu chứng chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe… phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Rách giác mạc hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách sơ cứu đúng cách khi dị vật bay vào mắt. Chúng ta thường có xu hướng đưa tay dụi mắt. Tuy nhiên điều này không giúp lấy được dị vật mà còn làm rách giác mạc. Do đó, để ngăn ngừa rách giác mạc, thay vì dụi mắt thì bạn nên:

  • Nhấp nháy mắt nhiều lần trong nước sạch để bụi bẩn trôi ra ngoài
  • Nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật
  • Kéo mi mắt trên xuống dưới để lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi các dị vật
  • Nếu dị vật vẫn còn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ gắp dị vật

Thường các bác sĩ sẽ tra kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc. Nếu vết xước nhẹ, chỉ cần qua 1 ngày là hôm sau mắt đã dễ chịu hơn. Việc xử trí xước giác mạc đơn giản hơn rất nhiều so với rách giác mạc, khả năng hồi phục của mắt và thị lực cũng khả quan hơn. Do đó, hãy chú ý sơ cứu mắt đúng cách khi có dị vật bay vào mắt bạn nhé.

Mong rằng câu trả lời rách giác mạc có bị mù không trên đây đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc và những lo lắng. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn có thể inbox tới Facebook/ Zalo của Eyelink để được các Chuyên gia hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *