Tại sao đeo lens bị cộm? Những cách đeo thoải mái nhất cho bạn

Ngay cả khi đã đeo lens thường xuyên thì bỗng một ngày, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng cộm khó chịu như có dị vật trong mắt. Vậy tại sao đeo lens bị cộm? Hãy cùng Eyelink tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1/ Tại sao đeo lens bị cộm?

Đeo lens bị cộm và cấn mắt khiến cho bạn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho giác mạc và sức khỏe đôi mắt của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao đeo lens bị cộm, bao gồm:

tại sao đeo lens bị cộm

Đeo lens ngược chiều

Khi đeo kính không đúng chiều, bạn sẽ cảm thấy cộm, khó chịu, đôi khi là hơi rát. Lý do là vì khi đeo ngược chiều, vành kính bị nhô ra và cọ sát nhẹ với vành mắt, mi mắt.

đeo sai chiều

Chọn lens sai kích thước

Khi tìm hiểu tại sao đeo lens bị cộm cũng có thể do bạn đeo sai kích thước. Lens sẽ có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại tròng mắt. Chưa kể, đôi khi các thương hiệu khác nhau lại có bảng size quy chuẩn khác nhau. Vì vậy khi đã ưng ý với kiểu dáng lens thuộc thương hiệu nào, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn về size lens phù hợp với mắt của mình trước khi mua.

Đeo lens liên tục quá lâu

Theo các bác sĩ và chuyên gia nhãn khoa, bạn chỉ nên đeo lens tối đa 6 – 8 tiếng/ngày và nhỏ mắt dưỡng lens sau mỗi 2 tiếng sử dụng. Nguyên nhân là vì đeo lens lâu sẽ khiến đeo lens bị cộm mắt, khô, mắt thiếu oxy gây mỏi mắt… đồng thời lens bị bụi, vi khuẩn… bám trên bề mặt và gây mờ, nhòe, kích ứng.

Nhỏ mắt sau mỗi 2 giờ hay ngay khi thấy mắt khô, cộm sẽ giúp cấp ẩm kịp thời cho lens và mắt, làm sạch lens, giúp bạn lấy lại cảm giác thoải mái khi đeo lens mà không phải tháo lens ra để ngâm rửa rồi lắp vào vào bất tiện.

Lens kém chất lượng

Lens kém chất lượng sẽ khó đảm bảo độ cong, độ mềm… và giảm nhanh chất lượng trong quá trình sử dụng nên có thể khiến bạn bị cộm mắt khi đeo lens.

Cơ thể bị dị ứng

Đeo kính áp tròng bị cộm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị dị ứng với lens, nước ngâm lens.

Các tật khúc xạ

Khi mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, bạn có thể đeo lens không đúng độ, đeo nhầm bên mắt trái – phải… và làm mắt bị cộm, không thoải mái.

2/ Cách đeo kính áp tròng không bị cộm

tại sao đeo lens bị cộm

Để có thể đeo lens một cách thoải mái, chúng ta cần loại bỏ các nguyên nhân tại sao đeo lens bị cộm, cụ thể là:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi lắp/ tháo lens.
  • Với lens dùng nhiều lần, nên ngâm lens ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi sử dụng lần đầu tiên và khi bảo quản lens trong các lần dùng sau.
  • Kiểm tra đúng chiều lens trước khi đeo.
  • Đeo lens trước khi trang điểm và tháo lens trước khi tẩy trang.
  • Chọn size lens phù hợp. Nếu được, bạn hãy thử với lens dùng 1 ngày trước để tìm ra size lens phù hợp trước khi lựa chọn lens hàng tháng.
  • Nếu bị cận loạn lệch mắt, bạn hãy chú ý để lens đúng chiều mắt trái – phải.
  • Không đeo lens liên tục quá 6 – 8 tiếng/ngày. Không đeo lens ngủ qua đêm.
  • Sử dụng nước nhỏ mắt sau mỗi 2 giờ đeo lens để cấp ẩm và làm sạch lens kịp thời.
  • Không sử dụng lens quá hạn sử dụng và hạn mở nắp.
  • Bảo quản lens trong nước ngâm chuyên dụng ngay sau khi tháo. Tuyệt đối không để lens tiếp xúc với xà bông, nước máy, nước lọc, nước mưa, nước muối sinh lý.
  • Thay nước ngâm lens hàng ngày nếu dùng lens thường xuyên và khoảng 2 – 3 ngày/lần nếu không sử dụng.
  • Đeo kính bảo vệ khi đi đường hay trong môi trường nhiều khói bụi.
  • Nếu có bất kỳ khó chịu hoặc dấu hiệu tổn thương nào ở mắt, mắt yếu đi, bạn hãy dành thời gian đi khám để được bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời.

3/ Khi đeo lens bị cộm thì phải làm sao?

Ngay khi cảm thấy đeo lens làm cộm mắt, nếu bạn đã đeo lens nhiều giờ rồi mới xuất hiện tình trạng này thì hãy sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng để dưỡng lens. Khi không có sẵn nước nhỏ mắt, bạn cần tháo lens ra ngay và bảo quản lens trong nước ngâm chuyên dụng.

phải làm gì khi bị cộm mắt

Nhưng nếu đeo lens xong bị cộm mắt ngay thì hãy:

  • Bước 1: Tháo lens ra ngay.
  • Bước 2: Nhỏ nước mắt chuyên dụng cho lens để làm dịu tình trạng cộm ở mắt.
  • Bước 3: Kiểm tra lens đã được đeo đúng chiều, đúng bên mắt? Nếu chưa đúng, bạn hãy rửa qua lens với nước ngâm hay nước nhỏ mắt và đeo lại đúng chiều. Nếu đã đúng chiều, hãy thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.
  • Bước 4: Kiểm tra lens có bị xước, rách, bám bụi không? Nếu không chắc chắn thì bạn hãy ngâm bảo quản lens trong nước ngâm và sử dụng lại vào ngày hôm sau. Nếu vẫn bị cộm mắt, bạn hãy thay cặp lens mới.

Để duy trì cảm giác thoải mái khi đeo lens và chăm sóc mắt tốt, bạn hãy nhỏ mắt dưỡng lens với Clean Drops – dung dịch nhỏ mắt protein lúa mì thủy phân (Protelan VE/K), giúp tăng sự thoải mái khi đeo kính áp tròng. Phù hợp với mọi loại kính: kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng Silicone Hydrogel…

tại sao đeo lens bị cộm

Clean Drops bôi trơn, dưỡng ẩm, cấp nước và làm sạch chuyên sâu cho bề mặt kính, giúp bạn có thể đeo kính áp tròng suốt cả ngày dài mà không lo kích ứng, cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt…

Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã nhận biết được nguyên nhân tại sao đeo lens bị cộm và biết cách đeo lens thoải mái. Hãy tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây cộm cho mắt khi sử dụng kính áp tròng và lens, để đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh, tự nhiên tránh được những hậu quả không đáng có khi sử dụng lens hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *