Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không? Cách điều trị

Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không, nhất là khi nó không gây đau, không kèm theo bất thường nào khác? Và bạn nên xử trí thế nào trong trường hợp này? Eyelink sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

1/ Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc là gì?

xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm

Xuất huyết dưới kết mạc hay còn gọi là chảy máu ở lòng trắng mắt. Thực tế, phần kết mạc (lòng trắng mắt) có chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Khi các mạch máu này bị vỡ ra thì sẽ làm xuất hiện các mảng đỏ tối hoặc sáng trên lòng trắng. Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra nó.

Phần lớn các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc đều không rõ nguyên nhân cụ thể. Nhưng một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng này bao gồm:

  • Chấn thương vùng đầu mặt, chấn thương mắt
  • Hắt hơi hoặc ho quá mạnh
  • Dụi mắt quá mạnh
  • Đeo kính áp tròng, đặc biệt khi kính bị xước rách, kính không đúng kích thước, kính bị khô do không được cấp ẩm
  • Bệnh tăng huyết áp
  • Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu (VD: khi làm tư thế nhào lộn)
  • Nhiễm trùng mắt, làm suy yếu thành mạch máu tại kết mạc
  • Rối loạn đông máu bẩm sinh
  • Thiếu yếu tố đông máu, các vitamin tham gia vào quá trình đông máu (vitamin C, vitamin K)
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống đông máu như Wafarine, Aspirine

2/ Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không?

Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không thì thường không quá nguy hiểm và nó có thể tự hết mà không cần phải điều trị gì. Vùng xuất huyết sẽ dần dần được thu gọn và biến đổi màu sắc về bình thường nhờ vào quá trình tiêu máu tự nhiên. Mặt khác, thị lực và sức khoẻ khác của mắt cũng hiếm khi bị ảnh hưởng, lòng trắng mắt không có cảm giác đau, trừ khi tình trạng này xuất hiện sau chấn thương mắt và có các tổn thương tại mắt khác kèm theo.

Tuy nhiên, nếu các mảng đỏ xuất huyết vẫn tổn tại sau hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu tự biến mất, hoặc ngay khi kèm theo dấu hiệu xuất huyết tại các cơ quan khác (chảy máu chân răng, chảy máu mũi…) thì bạn cần đi khám cẩn thận để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.

3/ Cách điều trị khi bị xuất huyết dưới kết mạc

xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm

Hầu hết các trường hợp chảy máu ở lòng trắng mắt là lành tính và có thể tự khỏi được mà không cần can thiệp điều trị, trừ khi kèm theo chấn thương hoặc viêm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chăm sóc mắt cẩn thận để không làm các tổn thương nặng hơn, như:

  • Không nên dụi mắt
  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi không thực sự cần thiết
  • Có thể kết hợp cùng chườm đá, băng ép mắt nếu thấy vết xuất huyết có dấu hiệu lan rộng
  • Thông báo ngay với bác sĩ về điều này nếu bạn đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc aspirin, để cân nhắc về việc điều chỉnh thuốc nếu cần thiết
  • Nếu mắt khó chịu nhẹ, nên nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt và tạo điều kiện thuận lợi cho mắt được phục hồi nhanh hơn
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh (theo đơn kê của bác sĩ) khi xuất huyết kết mạc do nhiễm khuẩn
  • Đi khám bác sĩ nếu xuất huyết dưới kết mạc quá 2 tuần hoặc ngay khi kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như: mắt nhìn mờ, đau nhức mắt, nhìn đôi… xuất huyết mắt sau chấn thương vùng đầu mặt, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử bệnh gây xuất huyết…

Để loại bỏ các cảm giác khó chịu và giúp mắt nhanh chóng phục hồi hơn, bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X.

Nước mắt nhân tạo Sodyal X

Sodyal X với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường, mang đến tác dụng dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; đẩy nhanh tái tạo biểu mô và phục hồi tổn thương tại mắt nhanh chóng.

Như vậy, xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm không thì ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể gây một chút cảm giác khó chịu, nó thường không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy vậy, bạn cũng hãy chú ý theo dõi và chăm sóc mắt để giúp mắt nhanh chóng phục hồi hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *