Xước giác mạc bảo lâu thì khỏi? Cách xử lý và điều trị hiệu quả

Xước giác mạc gây cảm giác nóng, đỏ, chảy nước mắt, cộm như có hạt cát trong mắt… rất khó chịu. Vậy xước giác mạc bao lâu thì khỏi, có khả năng hồi phục không? Và các triệu chứng này có sớm chấm dứt? Bạn hãy cùng Eyelink xem câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1/ Xước giác mạc bao lâu thì khỏi?

Giác mạc là phần trong suốt, hình chỏm cầu và bao quanh bề mặt phía trước nhãn cầu, có chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Giác mạc có cấu tạo 5 lớp, trong đó lớp ngoài cùng là biểu mô dễ bị tổn thương nhất.

Vậy xước giác mạc bao lâu thì khỏi? Thực tế, không có con số chính xác cho câu hỏi này bởi nó còn tùy thuộc vào vị trí vết rách, mức độ, nguyên nhân vết rách… và việc điều trị sớm hay muộn, khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

xước giác mạc bao lâu thì khỏi

Trong phần lớn trường hợp, các vết xước chỉ ở dạng nhẹ và được điều trị ngay lập tức thì xước giác mạc sẽ khỏi sau 24 – 48 giờ. Nhưng nếu vết xước sâu, xảy ra ở trung tâm giác mạc (khu vực đồng tử) thì rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị, các vết xước này có thể gây loét giác mạc và dẫn tới mất thị lực nặng. Hay kể cả khi được điều trị, không phải lúc nào các vết xước này cũng liền theo cách thích hợp và có thể dẫn tới mài mòn giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bạn.

Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của xước giác mạc, bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị thích hợp. Cũng như tuân thủ chặt chẽ theo các hướng dẫn ấy, tái khám theo lịch hẹn. Nếu phòng ngừa nhiễm trùng tốt, các vết xước giác mạc sẽ nhanh hồi phục và ít để lại sẹo hơn bạn nhé.

2/ Nguyên nhân gây xước giác mạc là gì?

Những yếu tố khi bị xước giác mạc bảo lâu thì khỏi ảnh hưởng phần nào bởi nguyên nhân gây bệnh. Xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và ngay trong các hoạt động thường ngày. Hầu như bất kỳ vật thể nào tiếp xúc trực tiếp với mắt cũng đều có khả năng khiến giác mạc của bạn bị xước. Các nguyên nhân cụ thể có thể kể tới bao gồm:

  • Giấy, cọ trang điểm, cành cây, lá cây, thiết bị thể thao, lông thú cưng, cát, bụi…
  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, mảnh vụn nhỏ như xưởng gỗ, xưởng dệt may…
  • Hóa chất, chất tẩy rửa bắn vào mắt.
  • Dụi mắt
  • Mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Khô mắt.
  • Kính áp tròng.

Đặc biệt, khô mắt sẽ làm tăng nguy cơ xước giác mạc. Thường gặp ở những ai thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, mắc các bệnh mãn tính về mắt…  Khi khô mắt, quá trình hấp thu oxy từ không khí giảm đi đáng kể nên mắt sẽ trở nên yếu, đồng thời việc rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn… trên mắt cũng khó khăn hơn. Ngoài ra, khi bị khô mắt, mí mắt dễ dính vào giác mạc trong lúc ngủ. Khi mở mắt lúc thức dậy, mí mắt cọ xát trên bề mặt khô và dễ gây trầy xước giác mạc.

Nếu bạn thường xuyên đeo kính áp tròng thì nguy cơ xước giác mạc bao lâu khỏi sẽ lâu và dễ tái phát nếu thiếu khâu chăm sóc mắt đúng cách. Kính áp tròng ôm sát bề mặt giác mạc nên sẽ chia màng phim nước mắt làm đôi, khiến nước mắt dễ bị bay hơi và dẫn tới khô mắt. Mặt khác, kính áp tròng còn hạn chế khả năng hấp thu oxy từ không khí nên mắt sẽ trở nên yếu hơn. Để hạn chế điều này, bạn cần nhỏ mắt với nước nhỏ mắt chuyên dụng cho lens sau mỗi 2 giờ đeo lens, hay ngay khi mắt cảm thấy khô, cộm… để cấp ẩm kịp thời cho mắt và làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt lens.

xước giác mạc bảo lâu thì khỏi

Hiện nay, các sản phẩm nước mắt nhân tạo không chất bảo quản như Sodyal X được các bác sĩ nhãn khoa đánh giá cao bởi tính an toàn, có thể dùng nhiều lần trong ngày và liên tục mà không gây hại cho mắt do không có sự lắng đọng của các thành phần phụ.

Sodyal X với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) giúp giữ ẩm chuyên sâu, giảm khô mắt, tạo điều kiện tốt để mắt phục hồi trước các tổn thương. Bạn có thể dùng sản phẩm này nhỏ tiếp lên mắt cả khi đeo và không đeo kính áp tròng. Hạn mở nắp lên tới 60 ngày giúp tối ưu chi phí sử dụng.

3/ Dấu hiệu xước giác mạc thường gặp

Giác mạc rất nhạy cảm, ngay cả khi có một vết xước nhỏ thì nó đã gửi các tín hiệu đau, ngứa, cảm giác như có hạt cát trong mắt tới bạn. Ngoài ra, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như: đỏ, chảy nước mắt, nhìn mờ, giật mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu và đôi khi buồn nôn.

xước giác mạc bao lâu thì khỏi

4/ Cách xử lý khi bị xước giác mạc

Khi nhận thấy các dấu hiệu giác mạc bị xước, bạn cần sơ cứu giác mạc ngay bằng cách lấy một cốc nước muối sinh lý hoặc nước sạch đầy. Đặt rìa cốc tì vào xương hốc mắt sao cho mắt có thể chạm vào nước sau đó chớp mắt nhiều lần để dị vật trôi ra ngoài. Tuyệt đối không dụi mắt, chạm hay ấn vào mắt vì rất dễ làm tổn thương nặng hơn.

Nếu sau đó mắt đã đỡ cộm và đau thì bạn hãy tra ngay thuốc mỡ kháng sinh cho mắt và băng kín mắt lại (Lưu ý không chạm, ấn vào băng gạc mắt). Điều này sẽ giúp hạn chế nhiễm trùng mắt, mắt phục hồi à tự làm liền vết xước.

Nếu vết xước nhỏ thì thường sáng hôm sau mắt đã dễ chịu và hồi phục hoàn toàn một vài ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu không giảm, chảy nước mắt nhiều, đau nhói, sợ ánh sáng thì bạn cần tới cơ sở y tế gần nhất ngay để được điều trị kịp thời.

Thường các bác sĩ sẽ phết một loại thuốc nhuộm màu vàng cam lên mắt để nhìn rõ được vết trầy. Dựa trên mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và hẹn lịch tái khám.

Hãy tuân thủ sử dụng thuốc và hướng dẫn chăm sóc mắt của bác sĩ để rút ngắn khoảng thời gian xước giác mạc bảo lâu thì khỏi nhé. Ngoài ra, nếu đang sử dụng kính áp tròng thì bạn cũng cần ngưng dùng cho tới khi mắt hồi phục hoàn, đồng thời cần chú ý hơn trong việc chăm sóc mắt khi đeo kính để ngăn ngừa viêm giác mạc tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *