ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA KÍNH ÁP TRÒNG – P6. Khô mắt do đeo lens

Phần 6: Khô mắt do kính áp tròng

Theo một nghiên cứu trên Optometry & Vision ScienceTrusted Source, khoảng một nửa số người đeo lens bị khô mắt liên quan đến kính áp tròng.

Phần 1: Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P1. Các yếu tố tác động

Phần 2: Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P2. Phù giác mạc do mắt thiếu oxy

Phần 3: Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P3. Nhiễm trùng mắt

Phần 4: Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P4. Độ ẩm của kính áp tròng thấp

Phần 5: Ảnh hưởng có hại của kính áp tròng – P5. Mắt đỏ khi đeo lens

Biểu hiện khô mắt do đeo lens

Một trong số những lời phàn nàn thường xuyên hơn mà các bác sĩ nhãn khoa nhận được từ bệnh nhân là tình trạng khô mắt do đeo lens. Điều này xảy ra khi mắt không tiết đủ nước mắt hoặc tạo đủ chất lỏng để giữ cho mắt được bôi trơn và thoải mái.

Khô mắt khi đeo lens có thể gây đau, rát hoặc có cảm giác buốt như thể có vật gì đó ở trong mắt bạn. Một số người bị mờ mắt, đỏ và ngứa. Khi mắt bị khô, việc đeo lens trở nên cực kỳ khó chịu.

Nguyên nhân gây khô mắt khi đeo kính áp tròng

Kính áp tròng chia phim nước mắt thành hai lớp: phim nước mắt trước và sau kính. Sự thay đổi này dẫn đến sự không ổn định của màng nước mắt trước và sau kính, làm mỏng độ dày màng nước mắt, và tăng ma sát giữa lens và bề mặt mắt.

Ảnh hưởng đến tuyến Meibomian nước mắt

Các tuyến meibomian đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì màng nước mắt khỏe mạnh bằng cách cung cấp các thành phần cấu tạo của lớp lipid trên dịch nước mắt. Lớp lipid ổn định màng nước mắt bằng cách ngăn cản sự bay hơi của thành phần nước và giảm sức căng bề mặt của màng nước mắt.

Arita và cộng sự đã nghiên cứu và cho thấy số lượng tuyến meibomian ngừng hoạt động tăng lên ở những người đeo kính áp tròng. Cơ chế chi tiết chưa rõ ràng, nhưng có hai khả năng tồn tại:

  • Một là cơ chế gián tiếp, được giải thích bởi sự giảm thể tích nước trong màng nước mắt trước kính áp tròng;
  • Cơ chế trực tiếp, được giải thích bằng cách kích thích cơ học trực tiếp lên các tuyến meibomian bởi kính áp tròng.

Hình minh họa ảnh hưởng của kính áp tròng lên tuyến Meibomian gây ra khô mắt và giải pháp cải thiện

Vật liệu kính áp tròng

Trên thị trường có rất nhiều loại kính áp tròng, tùy theo mục đích sử dụng mà nó sẽ được làm từ chất liệu khác nhau và có đặt tính khác nhau.

Kính áp tròng mềm được làm bằng một loại nhựa dẻo cho phép oxy đi qua mắt. Kính áp tròng thấm khí cứng được làm bằng vật liệu cứng hơn, nhưng chúng cũng cho phép oxy đi vào mắt.

Giác mạc, mặt trước của mắt, là vùng duy nhất của cơ thể nhận oxy trực tiếp từ không khí. Một lý do khiến người đeo kính áp tròng dễ bị khô mắt là vì kính áp tròng trên giác mạc của bạn có thể chặn một phần oxy đi vào mắt. Mặc dù nhiều loại kính áp tròng được thiết kế để cho phép lượng oxy lớn hơn thấm vào mắt, người đeo vẫn có thể bị khô và có lắng đọng ở mắt, đặc biệt là vào cuối ngày.

Một nguyên nhân khác gây ra chứng khô mắt do đeo lens là khả năng hấp thụ nước mắt của kính áp tròng. Kính áp tròng cần nước để luôn mềm mại và duy trì hình dạng cũng như tính toàn vẹn của chúng.

Những kính áp tròng mềm có hàm lượng nước cao dễ gây khô mắt hơn những loại có hàm lượng nước thấp. Chúng có xu hướng truyền độ ẩm nhiều hơn cho mắt khi bạn mới đeo vào mắt, nhưng có thể khô nhanh hơn.

Hàm lượng nước và khả năng truyền oxy của kính áp tròng

Mối tương quan giữa hàm lượng nước của kính áp tròng và chỉ số truyển Oxy qua kính

Kích thước lens

Hầu hết các loại kính áp tròng có chiều ngang khoảng 9 mm. Chúng chỉ che mống mắt, phần có màu của mắt.

Lens quá chật có thể hạn chế dòng nước mắt bình thường bên dưới thấu kính của bạn và làm giảm lượng oxy đến giác mạc của bạn. Khi mới đeo, mắt bạn có vẻ ổn, nhưng đến cuối ngày, mắt bạn có thể bị đỏ và bắt đầu đau nhức.

Lens quá lỏng cũng có thể gây cọ xát, tổn thương màng nước mắt. Nó di chuyển theo mỗi lần chớp mắt, tạo ra mẩn đỏ và cảm giác dị vật.

Dung dịch ngâm lens hoặc dưỡng mắt

Đôi khi, vấn đề không phải ở kính áp tròng của bạn mà là do dung dịch bạn đang sử dụng để làm sạch chúng hoặc dung dịch dưỡng kính, cấp ẩm.

Một số dung dịch có chứa chất bảo quản có thể gây kích ứng mắt và khiến mắt bạn bị khô.

Những loại khác chứa chất liệu có thể không tương thích với một số loại kính áp tròng mềm và có thể gây phản ứng.

Giải pháp giảm chứng khô mắt do đeo lens

Bạn không cần phải từ bỏ việc đeo kính áp tròng nếu bị khô mắt. Điều trị nguyên nhân gây khô mắt hoặc thay đổi loại lens khác có thể hữu ích.

1. Chuyển sang một loại kính áp tròng khác là một cách tốt để bắt đầu

Mua lens chất lượng cao và đảm bảo chúng có khả năng thấm oxy tốt. Kính áp tròng có hyaluronan, đặc biệt là kính silicon hydrogel, rất tốt cho những người dễ bị khô mắt. Thấu kính cứng cũng rất được khuyến khích, vì chúng hút rất ít chất lỏng từ màng nước mắt.

Proclear là nhãn hiệu tròng kính dùng một lần duy nhất được FDA chứng nhận để giúp giảm cảm giác khô mắt khó chịu. Nó chứa phosphorylcholine, được cho là có tác dụng hút nước và giữ cho đôi mắt của bạn luôn ẩm.

Chăm sóc lens của bạn là một bước quan trọng khác. Giữ chúng sạch sẽ và thay mới theo khuyến nghị của chuyên gia khúc xạ hoặc bác sĩ nhãn khoa.

2. Thay đổi thói quen chăm sóc lens hàng ngày

Thay kính áp tròng hàng ngày giúp ngăn ngừa sự lắng đọng protein, có thể giúp mắt bạn bớt khô hơn. Nếu bạn gặp vấn đề với bệnh khô mắt, bạn có thể chuyển sang kính dùng một lần.

Sử dụng các dung dịch dưỡng mắt và kính áp tròng mỗi khi đeo lens là quan trọng để ngăn ngừa tình trạng khô mắt.

Thay thế vỏ ngâm kính hàng tuần cũng là giải pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn.

3. Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc mắt và dưỡng kính áp tròng 

Làm ẩm, tạo độ trơn cho mắt bằng thuốc nhỏ dưỡng mắt và kính áp tròng trước khi đeo lens vào. Sử dụng thuốc dưỡng nhiều lần trong ngày để mắt bạn luôn ẩm.

Khi ở trong một môi trường quá khô, chẳng hạn như một căn phòng được sưởi ấm vào mùa đông, phòng điều hòa kín hay làm việc với máy tính thường xuyên,  bạn có thể cần sử dụng thuốc dưỡng mắt và kính áp tròng thường xuyên hơn. Nếu mắt bạn đang có hiện tượng khô mắt, hãy lựa chọn thuốc dưỡng mắt không chứa chất bảo quản.

Các hoạt chất được ưa chuộng dùng dưỡng mắt và kính áp tròng đảm bảo sự thoải mái khi đeo lens đó là Protelan từ Protein lúa mì thủy phân, hay nước mắt nhân tạo Natri Hyaluronate liên kết chéo không có chất bảo quản.

Dung dịch ngâm kính cũng cần phải lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu và sử dụng các chất sát khuẩn, bảo quản được cho phép. Bởi các chất bảo quản, sát khuẩn có khả năng cao gây kích ứng cho mắt. Một số chất bảo quản cần tránh đó là: Benzalkonium chloride, Chlorexidine, Thimerosal, Phenoxyethanol.

Tài liệu tham khảo:

Contact Lens Use Under Adverse Conditions

Contact Lens-Associated Dry Eye Disease

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *